4 cách uống nước lọc để cơ thể khỏe mạnh, phòng tránh bệnh tật

Chúng ta có thể nhịn ăn cả tháng mà vẫn sống sót, tuy nhiên chỉ nhịn uống vài ngày đã có thể tự vong. Nước hết sức quan trọng cho cơ thể và sự sống. Xem ngay 4 lưu ý khi uống nước để cơ thể khỏe mạnh, đánh bay bệnh tật

Uống nước ấm

Một số người thích uống nước đá, đặc biệt trong mùa hè.  Mặc cho uống quá nhiều nước lạnh có thể gây khó chịu đường tiêu hóa hay bị chuột rút hoặc thậm chí tiêu chảy. Ngược lại, có một số người thích uống nước nóng. Uống nước quá nóng có thể gây tổn thương niêm mạc thực quản và kích thích sự tăng sinh niêm mạc, có thể dẫn đến ung thư thực quản. Do đó, khi uống nước nhiệt độ nước không nên quá nóng cũng không quá lạnh. Nhiệt độ thích hợp nhất là 10 đến 30 độ C.

Uống nước càng chậm càng tốt

Khi cảm thấy khát nước, nhiều người uống luôn một cốc đầy cho thỏa cơn khát. Tuy nhiên, họ không biết rằng, cách uống này không tốt cho sức khỏe, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể.

Thứ nhất, uống nước nhiều trong một thời gian ngắn nó sẽ nhanh chóng làm máu loãng ra. Làm tăng gánh nặng cho tim. Điều này sẽ rất nguy hiểm nếu bạn vừa tập thể dục, chạy, làm việc nặng….

Thứ hai, trong những ngày nắng nóng, bạn đổ mồ hôi rất nhiều. Uống quá nhiều nước trong một thời gian ngắn sẽ làm tăng tiết mồ hôi và tăng thêm sự mất mát của các chất điện giải như natri, kali. Do vậy, bạn càng có cảm giác khát nhiều hơn.

Thứ ba, uống quá vội vàng có thể gây ra nấc cụt hoặc chướng bụng. Cách tốt nhất là hãy uống từ từ và chia nhỏ lượng nước uống, nó có hiệu quả giảm bớt cơn khát.

Uống nước sau khi ngủ dậy

Việc đầu tiên khi thức dậy là hãy uống ngay 1 ly nước rồi sau đó mới đánh răng, rửa mặt… Và bạn đừng sợ uống nước bọt “dơ bẩn” vào, thật ra nước bọt của bạn rất sạch và giúp bao tử tiêu hóa bữa ăn sáng dễ dàng hơn. “Uống một ly nước buổi sáng buổi sáng sau khi ngủ dậy có thể làm sạch dạ dày. Đem lượng lớn enzyme tiêu hoá trong nước bọt vào dạ dày để thúc đẩy quá trình tiêu hoá”.

Theo y học hiện đại, uống một cốc nước trong khi bụng rỗng vào buổi sáng có thể giúp giảm táo bón, ngăn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm. Sau một đêm say giấc, cơ thể mất đi một lượng nước nhất định. Uống một cốc nước sau khi thức giấc sẽ giúp cơ thể bù đắp lại. Nước thúc đẩy bài tiết, tăng cường lưu thông máu. 

Một cốc nước ấm vào sáng sớm cũng góp phần giảm đông cứng và tắc nghẽn mạch máu. Tránh gặp những chứng bệnh ở người lớn tuổi. Ví dụ bệnh Alzheimer (AD) có liên quan đến tình trạng mất nước mạn tính, một trong những thay đổi quan trọng dẫn đến rối loạn chuyển hóa là sự gia tăng nồng độ formaldehyt nội sinh (FA). Hơn nữa, nồng độ formaldehyt cao nhất được xác định vào buổi sáng. Việc uống nước thường xuyên có lợi cho việc loại bỏ formaldehyde nội sinh ra khỏi cơ thể người, đặc biệt khi uống nước vào buổi sáng 

Duy trì trạng thái “đủ nước” cho cơ thể

Đa số mọi người được khuyên rằng nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Nước cung cấp cho cơ thể độ ẩm, làm sạch ruột và dạ dày, thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Tuy nhiên, đó chỉ là khuyến nghị chung, lượng nước thực tế cần uống đối với mỗi người là khác nhau. Tùy thuộc vào các yếu tố như: cân nặng, cường độ vận động, môi trường làm việc, khí hậu,…

Đối với một người bình thường và khỏe mạnh, lượng nước nên uống có thể được xác định bởi màu nước tiểu. Màu sắc nước tiểu bình thường có màu vàng. Màu nước tiểu sẫm có nghĩa là cần được bổ sung nhiều nước hơn. Và nước tiểu trong có nghĩa là bạn đã uống quá nhiều nước.

Đối với một số trường hợp bị bệnh nên chú trọng uống nước nhiều hơn. Ví dụ, đối với một người bị sốt, cơ thể bị mất nước nhiều so với bình thường. Khi bị sốt, nhiệt độ cơ thể cao hơn và sự bay hơi từ da cũng sẽ được tăng lên. Do đó, đối với những người này, họ cần phải uống nhiều nước hơn một cách thích hợp.

Vào những ngày nắng nóng mà bạn phải ra ngoài, bạn nên uống nhiều nước hơn. Uống nước giúp bù cho lượng nước mất do mồ hôi toát ra. Việc này không chỉ giúp bạn đỡ mất nước mà còn phòng tránh các bệnh do nắng nóng gây ra. Nếu bạn ngồi trong phòng điều hòa cả ngày, cả cơ thể bạn và da bạn đều bị tác động của sự mất nước, bạn cần uống nhiều hơn.

Như vậy có thể thấy, nhu cầu uống nước hàng ngày ở các cá nhân là không giống nhau. Tình trạng sức khỏe, tuổi tác, giới tính, thời tiết, nơi ở, thói quen và nghề nghiệp là các yếu tố quyết định nhu cầu uống nước hàng ngày ở mỗi người. 

Tin mới nhất: