Bồn cầu ố vàng do nước nhiễm sắt hoặc phèn, xử lý thế nào?

Bồn cầu nhà bạn thường xuyên bị ố vàng mặc dù bạn thường xuyên cọ rửa. Các vết bẩn vàng nâu rất khó để vệ sinh. Lần theo các vệt bẩn vàng này thì có vẻ chảy từ nguồn nước xả đi xuống. Điều này chứng tỏ nguồn nước đầu vào để xả có dấu hiệu bị ô nhiễm. 

Nguyên nhân là do…

Kim loại nặng, các hợp chất vô cơ, vi khuẩn… là những nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước. Đặc biệt, nếu nhiễm kim loại nặng hoặc 1 số khoáng chất trong đất, nước sẽ có màu sắc khác thường rất dễ nhận ra. Bạn có thể phát hiện nếu chú ý quan sát các thiết bị vệ sinh.

Màu vàng: Dấu hiệu của nước có thể bị nhiễm phèn hoặc nhiễm sắt. Nếu để vài chục phút, nước sẽ có cặn màu nâu đỏ, có váng vàng. Dùng nước nhiễm sắt lâu ngày sẽ khiến các vật dụng như các thiết bị vệ sinh nhanh bị hoen ố, các vật dụng bằng kim loại như van, vòi khóa, dao… nhanh bị sét gỉ. Ngoài ra, nước nhiễm amoni cũng có màu ánh vàng nhưng nước trong, không đóng cặn, càng để lâu ngoài ánh sáng càng vàng hơn.

Màu nâu đen: Nước có thể nhiễm mangan, asen. Lúc này, mặt nước thường có váng đen, bám chặt vào dụng cụ đựng nước. Các vật dụng trong gia đình cũng có hiện tượng bám cặn màu đen, đặc biệt là các thiết bị bằng sành sứ như bồn cầu, bồn tắm…

Tắm nước nhiễm phèn có sao không?

Tắm nước nhiễm phèn sẽ làm cho các tế bào da bị hư tổn như khô, phồng rộp,… vì trong nước có chứa nhiều chất mang tính kiềm nên rất hại cho làn da của bạn. Tắm nước nhiễm phèn sẽ không bị đen da nhưng do tính kiềm trong nước cao tiếp xúc với da thì sẽ bị ăn nắng mạnh hơn so với bình thường, nên khi đi ra nắng nhớ che chắn cho thật kỹ.

Tuy nhiên khi tắm nước nhiễm phèn không nên sử dụng cho da mặt mà hãy chọn loại sữa rửa mặt nào có pH tương đương với pH da từ 4.5 đến 5.5 để sử dụng. Tắm nước nhiễm phèn không chỉ gây hại cho da mà còn làm cho tóc bị ảnh hưởng như khô ráp, gãy rụng nhiều, tóc không còn sức sống nữa.

Ngoài ra không chỉ khi tắm thì mới ảnh hưởng xấu mà khi uống nước phèn trực tiếp hay gián cũng cũng sẽ có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm về hệ tiêu hóa, nhất là đường ruột. Sử dụng nước nhiễm phèn lâu ngày sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về ung thư gây nguy hiểm đến cả tính mạng.

Giải pháp xử lý

Bạn tìm mua dung dịch tẩy bồn cầu nồng độ cao. Tuy nhiên, để xử lý triệt để tình trạng này, bạn nên sử dụng biện pháp lọc tổng thể nguồn nước đầu vào. Nguồn nước đầu vào đảm bảo trong sạch thì bồn cầu hay các thiết bị dùng nước trong nhà sẽ không xảy ra tình trạng ố vàng như vậy.

Tin mới nhất: