Điểm danh 15 loại nước giải nhiệt tươi mát mùa hè

Mùa hè nóng nực, cơ thể hay bị mất nước. Dưới đây là 15 loại đồ uống giải nhiệt tươi mát nhất giúp bạn sống khỏe hơn trong thời tiết này!

1. Nước mía

Lượng đường glucose dồi dào trong nước mía giúp bổ sung nước, cung cấp năng lượng để cơ thể bớt mệt mỏi trước sự tấn công của nắng nóng. Do đó, thay vì uống nước tăng lực, bạn nên chọn nước mía. găn chặn sự phát triển của bệnh tiểu đường: Mặc dù có vị ngọt do lượng đường cao, nhưng nước mía lại có ích cho những người bị tiểu đường bởi vì chúng chứa lượng đường tự nhiên có chỉ số Glycemic thấp (chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết của thực phẩm). Nhờ đó, góp phần ngăn chặn sự gia tăng quá nhanh của mức glucose trong máu.

2. Nước dừa

Nước dừa tươi là loại nước uống tự nhiên rất tốt cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt tính kháng virus, kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa của nước dừa có thể đem lại nhiều lợi ích trong việc phòng và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau. Loại nước uống bổ dưỡng này có một số tác dụng như: Điều hòa huyết áp, đường huyết, hàm lượng cholesterol trong máu. Tăng cường năng lượng và trao đổi chất ở cơ thể. Ngoài ra, nước dừa còn hỗ trợ điều trị: Đau dạ dày, Kiết lỵ, Khó tiêu ,Rối loạn tiêu hóa ,Táo bón, Sỏi niệu đạo, Suy thận, Khô ngứa da,… Trái dừa mất trung bình 10 – 12 tháng để trưởng thành hoàn toàn. Trái dừa non khoảng 6 – 7 tháng tuổi chứa nhiều nước nhất trong khi những trái dừa già nhiều cùi hơn vẫn nhưng chứa nước dừa. Một trái dừa tươi, vỏ còn xanh có khoảng 125ml – 250ml nước dừa tươi

3. Nước chanh

Một quả chanh có thể cung cấp khoảng 64% lượng vitamin C mà cơ thể cần hàng ngày. Không những thế, loại quả này còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng thực vật (phytochemicals) tốt cho sức khỏe, trong đó bao gồm polythenols và terpenes. Nước chanh giàu vitamin B và C, các chất chống oxy hóa, photpho, protein, tinh dầu tự nhiên, flavonoids, carbohydrates, và kali. Thức uống này còn có nhiều thành phần kháng khuẩn, vốn giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh, từ đó cơ thể miễn nhiễm với nhiều căn bệnh và viêm nhiễm.

4. Nước trà xanh

Trà xanh cũng giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể. Trà xanh cũng là một thuốc lợi tiểu và giúp làm giảm khả năng tích nước. Tác dụng lợi tiểu của trà xanh đã được sử dụng nhiều thế kỷ giúp thải chất lỏng dư thừa ra ngoài cơ thể. Duy trì uống trà xanh hằng ngày giúp ngăn chặn sự tích nước trong cơ thể. Uống trà xanh giúp lợi tiểu và giảm sung, ức chế sự hấp thu của tiểu quản thận, kích thích trung khu vận động của huyết quản, gia tăng độ lọc của thận, từ đó có tác dụng lợi tiểu. Ngoài ra, hóa chất hỗn hợp trong trà còn có tác dụng tốt trong việc giảm huyết áp, những bệnh nhân cao huyết áp rất thích hợp uống trà đậm vừa phải. Uống trà xanh giúp giảm stress, chống lão hóa, giảm cân

5. Sắn dây

Bột sắn dây có tính trung, ngọt mát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, thông đại tiểu tiện, giải độc mát gan nên được sử dụng để chữa cảm sốt do cảm nắng; bổ sung thêm nước cho cơ thể, khiến cơ thể đổ mồ hôi để hạ nhiệt; điều trị nóng ruột, vùng ngực bụng nóng cồn cào Vì bột sắn dây tính đông đặc, khi đi vào cơ thể sẽ trung hòa các axit ở thành ruột, chống lại vi khuẩn, hạn chế các bệnh như tiêu chảy, kiết lị, làm giảm ngay chứng đầy hơi, khó tiêu; giảm chứng co ruột, xoắn ruột. Bột sắn dây còn có tác dụng làm giảm cholesterol, các khối mỡ máu, máu đông trong động mạch – nguyên nhân gây nên tai biến, và chống lại các bệnh tim mạch.

6. Nước rau má

Rau má không chỉ là một loại rau thông dụng, có thể ăn hàng ngày mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều chứng bệnh như: mụn nhọt, hạ sốt, làm đẹp, tăng cường sức khỏe, giải độc, táo bón, tim mạch… Ngoài ra, rau má cũng là một loại dược thảo có tính bổ dưỡng rất cao, có nhiều sinh tố, khoáng chất, những chất chống oxy hoá, có thể dùng để dưỡng âm, cải thiện trí nhớ, làm chậm sự lão hoá, cải thiện vi tuần hoàn và chữa nhiều chứng bệnh về da.

7. Nước nha đam đường phèn

Nước nha đam đường phèn có tính mát nên có khả năng làm dịu da, thanh nhiệt cơ thể. Đồng thời, nó còn hỗ trợ tiêu hóa tốt, ổn định đường huyết, tăng cường lưu thông máu, chống viêm, kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa ung thư, cung cấp năng lượng kịp thời cho mọi hoạt động sống của cơ thể.

8. Nước sâm bí đao

Bí đao là loại thực phẩm quen thuộc trong mọi gian bếp của gia đình. Bí đao được dùng để chế biến các món ăn, đồ uống với các thành phần dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Trong bí đao chứa các loại vitamin A, B, C, các khoáng chất như kẽm, magie, photpho và các vi chất khác. Những chất này đều cần thiết cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Việc nấu sâm bí đao sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, chữa phù nề, giảm u nhọt ở phổi hay đại tràng, trị ho, cảm sốt, hen suyễn. Đồng thời, uống sâm bí đao còn hỗ trợ ngăn ngừa ung thư hiệu quả, bảo vệ sức khỏe tốt hơn khi tăng cường sức đề kháng của cơ thể… Không dừng lại ở đó, bí đao nấu canh hay nấu sâm cũng giúp chăm sóc vẻ đẹp làn da và vóc dáng rất tốt. Nếu như bạn đang bị thừa cân, béo phì hay bị mụn nhọt thì hãy uống sâm bí đao để cải thiện tình trạng này được tốt hơn nhé. Chính vì những công dụng tuyệt vời này của bí đao mà người ta hay sử dụng sâm bí đao để giải nhiệt mùa hè cũng như chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

9. Trà khổ qua – mướp đắng

Ngoài công dụng thanh nhiệt, giải độc và thanh lọc cơ thể, ít ai biết đến những công dụng khác đối với sức khỏe của trà khổ qua. Trà khổ qua đặc biệt là trà khổ qua rừng rất có lợi cho người mắc các bệnh cao huyết áp, tiểu đường, men gan cao, dư thừa cholesterol, thừa cân, gout.

10. Trà Atiso lá dứa

Atisô được coi là “thần dược” đối với gan vì nó “làm sạch” các độc tố trong gan Có tác dụng làm mát gan, giải nhiệt, thải độc tố, qua đó giảm Cholesterol xấu và cải thiện sức khỏe làn da. Trà Atisô có vị đậm đà đặc trưng khiến nhiều người tiêu dùng “nghiện”, dùng hàng ngày thay cho trà xanh, trà mạn. Trà Atisô được chế biến từ thân, rễ, hoa, lá cây Atisô (trồng nhiều tại vùng cao nguyên Đà lạt) – và lưu hành trên thị trường dưới dạng túi lọc (uống liền) và lá khô đóng bịch (để sắc lấy nước uống hoặc pha vào nước tắm để chăm sóc da).

11. Nước vối

Theo Đông y Việt Nam, lá vối có các công dụng kiện tỳ, tạo cảm giác ngon miệng và hoạt động tiêu hóa của đường ruột hiệu quả hơn. Tuy lá vối có chất đắng, thế nhưng nó lại giúp kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa hơn. Bên cạnh đó, chất tannin trong loại thực vật này còn có khả năng bảo vệ niêm mạc ruột. Tinh dầu từ lá vối có tính kháng khuẩn cao, song, không gây ảnh hưởng xấu đến các vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa.

12. Nước sấu

Quả sấu lúc xanh có vị chua hơi chát, khi quả chín có vị chua, ngọt, tính mát, có công năng kiện vị sinh tân, tiêu thực chỉ khát, chỉ ho, tiêu đờm, sử dụng trị nhiều bệnh chứng như nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng, nôn do thai nghén, say rượu, nổi mẩn, sưng, lở ngứa. Nước sấu chua mát được nhiều người yêu thích trong mùa hè

13. Nước me 

Nước đá me được làm từ thịt của quả chín, me Thái có vị ngọt, hoặc me Việt có vị chua, có nhiều vitamin C, vitamin B, và các vi chất rất có lợi cho sức khỏe, dễ tìm lại khá rẻ tiền Uống nước đá me giúp giải khát, thanh nhiệt vào những ngày hè nắng nóng, vì thịt me góp phần bù nước, điện giải, giúp giải nhiệt nhanh chóng. Một cốc đá me thêm đá nhuyễn và ít đậu phộng rang giòn sẽ giúp bạn đánh tan cơn khác và nhanh chóng lấy lại năng lượng bị mất.

14. Nước ép hoa quả

Mùa hè là mùa của rát nhiều hoa quả tươi ngon. Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể. Tùy từng loại quả khác nhau sẽ cho những dưỡng chất và lượng vitamin khác nhau.

15. Sữa gạo

Bên trong sữa gạo có chứa nhiều dưỡng chất cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và có được dinh dưỡng mỗi ngày. Sữa gạo có đủ những dưỡng chất hơn cả một chai sữa thông thường, bạn hoàn tòan có thể uống sữa gạo thay cho sữa hàng ngày và có thể có được nhiều năng lượng hơn một chai sữa bình thường mang lại. Đối với sữa, nhiều người sẽ thấy nó có vị hơi ngấy, và uống sữa ngay khi vừa ăn xong có vẻ không hợp vị, nhưng với sữa gạo, loại nước uống có vị thơm thơm nhẹ nhẹ, vị hơi ngọt, uống vừa ngọt dịu mà thanh mát.