Ô nhiễm không khí đã và đang gây ra hàng triệu cái chết mỗi năm. Bởi có rất nhiều tạp chất độc hại tồn tại trong không khí mà chúng ta không thấy được. Các chất độc này hòa với nước mưa rơi xuống đất. Gây nguy hại tới những người dân đang dùng để ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt là trẻ nhỏ.
Nước mưa có thể gây hại cho cơ thể
Nước mưa không còn sạch
Nước mưa gần giống như nước cất, vì cũng là hơi nước ngưng tụ. Với nguyên lý hơi nước bốc lên từ mặt biển, sông, hồ,… nhập vào các tầng không khí. Sau đó gặp lạnh và ngưng tụ lại, rơi thành mưa.
Trong dân gian đây được coi là nguồn nước sạch. Được sử dụng nhiều vì nó chứa ít các loại muối khoáng hòa tan, ít sắt, làm cho nước không có mùi tanh đặc biệt là không chứa các thành phần kim loại nặng, độc hại như Asen, chì, thủy ngân,… rất có lợi cho sức khỏe con người.
Nhưng hiện nay môi trường không khí đang bị ô nhiễm trầm trọng. Khí thải từ các nhà máy công nghiệp, khói thải độc hại thải ra từ các phương tiện giao thông, khí SO2, các chất gây ô nhiễm, bụi lơ lửng, các tạp chất khác,… Tất cả bốc lên bầu khí quyển Trái Đất và lại được hòa tan theo mưa đi xuống mặt đất.
Ngoài ra, các dụng cụ chứa không hợp vệ sinh. Như các bể nước, chum, vại để lâu ngày cũng là môi trường cho các vi khuẩn phát triển. Do đó, nước mưa không còn sạch nữa.
Gây hại cho cơ thể như thế nào?
Nước mưa mang rất ít các loại muối khoáng. Nên khi dùng thường xuyên để ăn uống sẽ dẫn tới thiếu khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Giảm khả năng đề kháng của cơ thể đặc biệt là trẻ nhỏ.
Đôi khi ở Việt Nam còn xảy ra mưa axit. Tính axit sẽ làm cho da bị dị ứng, mẩn ngứa hay mắc các bệnh như nấm… Nguy hiểm hơn, nếu bạn uống nước có tính axit. Những chất độc sẽ thâm nhập vào cơ thể. Gây tác hại cho bạn, đặc biệt là hệ hô hấp.
Khi bạn sử dụng nước mưa để sinh hoạt những tác nhân độc hại còn ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, đường ruột nếu dùng nước bị ngấm thuốc sâu, khói bụi công nghiệp. Nhiều dụng cụ chứa nước mưa không hợp vệ sinh cũng là môi trường thích hợp để vi khuẩn phát triển. Gây nên các bệnh dịch nguy hiểm.
Nên sử dụng nước mưa như thế nào?
Tuy nhiên, nếu dùng ở mức vừa phải. Như để pha trà, tắm giặt, rửa bát, rửa rau,… thì không vấn đề gì. Nhưng phải đảm bảo một số yếu tố sau đây:
– Không nên hứng nước mưa ở những trận mưa đầu mùa. Vì hàm lượng axit độc hại cao.
– Không nên hứng ở những khu vực gần nhà máy, xí nghiệp.
– Nên hứng sau khi mưa được khoảng 10 – 15 phút. Khi đó, nước mưa sẽ làm trôi sạch cát bụi và các chất ô nhiễm có trong không khí, trên mái nhà và máng dẫn nước.
– Không hứng từ các mái tôn fibro xi măng, mái tôn đã gỉ sét hoặc các mái lá nhiều rác bụi. Ngoài ra, cũng cần làm bể lọc để lọc giống như bể lọc nước giếng khoan.
>>> Tham khảo ngay: Cách làm bể lọc nước giếng khoan cực đơn giản mà lại hiệu quả tại nhà
– Đặc biệt, không chứa đựng nước mưa trong dụng cụ có chì hoặc dụng cụ tôn, kẽm,… Bể chứa phải cọ rửa thường xuyên và có nắp đậy.
– Nước mưa dùng để ăn uống thì phải đun sôi. Hoặc có thể dùng các máy lọc nước gia đình, uống được ngay mà không cần đun sôi.
Nước là yếu tố cần thiết không thể thiếu đối với đời sống cũng như sự phát triển của con người. Trong đó, nước mưa là nguồn nước tự nhiên và dồi dào. Vì vậy, hãy sử dụng 1 cách hiệu quả và hợp lý để có 1 sức khỏe an toàn cho cả bản thân và gia đình.