Có thể nói, ấm nấu nước là dụng cụ không thể thiếu trong mỗi gia đình. Chúng ta dễ dàng mua được ấm nấu nước siêu rẻ được bày bán ở các tiệm tạp hóa vỉa hè. Kết hợp với đa dạng mẫu mã, kiểu dáng và màu sắc, bình nấu nước hàng chợ được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.
Tuy nhiên, chất lượng và nguồn gốc thực sự của những sản phẩm này chỉ được truyền miệng. Độ an toàn thiếu cơ sở kiểm chứng. Đặc biệt là khi những vụ tai nạn cháy nổ, điện giật, phỏng do ấm nấu nước xảy ra ngày càng nhiều.
Người dùng bây giờ mới cảm thấy lo lắng và tự hỏi thiết bị mình đang sử dụng có an toàn hay không? Vậy làm sao để đề phòng những trường hợp đáng tiếc xảy ra? Bạn cần cảnh báo người thân về những nguy hiểm tiềm ẩn từ ấm siêu tốc dưới đây.
Tai nạn thương tâm vì ấm nấu nước
Trên thực tế, có khá nhiều vụ tai nạn vì ấm nấu nước được ghi nhận. Từ việc bị phỏng do nước sôi, điện giật đến tử vong đều có thể xảy ra với mọi độ tuổi. Chỉ với vài từ khóa đơn giản, bạn sẽ đọc được hàng loạt bài báo về tai nạn bởi ấm nấu nước.
Nguyên nhân một phần là do cách dùng, phần còn lại là do những nguy hiểm đã tiềm tàng từ trước. Không sớm thì muộn, những nguy cơ ấy sẽ hóa hiện thực để lại những lời hối tiếc muộn màng. Chỉ khi hiểu rõ được nguyên tắc hoạt động và bản chất của ấm nấu nước, chúng ta mới đủ khả năng bảo vệ bản thân và gia đình.
Mối nguy hiểm khôn lường ẩn chứa trong ấm nấu nước siêu rẻ
Như đã đề cập ở trên, ấm nấu nước siêu rẻ được bày bán tràn lan với nhiều phiên bản hấp dẫn thu hút người mua. Đặc biệt là những loại có vỏ làm từ nhựa, dễ tạo hình và lên màu. Thế nhưng bạn có biết chỉ duy nhất nhựa nguyên sinh mới đủ tiêu chuẩn để làm vỏ ấm nấu nước. Chất liệu này có khả năng chống nhiệt cao mà không sinh ra chất độc hại.
Còn những sản phẩm gia dụng đang trôi nổi trên thị trường, liệu có ai dám đảm bảo cho bạn? Trường hợp ấm nấu nước làm bằng nhựa tái chế có nguồn gốc không rõ ràng càng đáng sợ hơn. Nhiệt độ cao khiến chúng sinh ra chất độc hòa tan vào trong nước. Sử dụng lâu dài gây ra nguy cơ ung thư cao. Chưa kể đến việc rò rỉ điện là nguyên nhân gây ra các tai nạn thương tâm gần đây.
Thứ hai, ruột ấm không đảm bảo an toàn cũng ảnh hưởng đến chất lượng nước. Khả năng nước không đủ độ sôi và bị nhiễm độc, đóng cặn cao. Bạn có thể thử đơn giản bằng cách pha nước sôi ra ly thủy tinh để nguội. Sau đó nhìn thật kỹ dưới đáy xem có gợn bụi đậm màu hay không.
Thứ ba, đó là phích cắm điện. Bạn nghĩ bộ phận rời thì chẳng ảnh hưởng gì đến nguồn nước, sức khỏe gia đình? Hoàn toàn SAI nhé! Phích cắm “rởm” thường không chịu được nguồn điện cao dẫn đến chập mạch điện. Từ đó làm tăng nguy cơ cháy nổ, hỏng thiết bị điện chung đường dây, hao điện hơn. Phát hiện kịp thời thì dễ sửa, nhưng nếu không thì sao? Tin rằng bạn đã tự trả lời được câu hỏi này.
Cuối cùng vẫn là vấn đề “tiền nào của nấy”. Ấm đun nước siêu rẻ nhanh xuống cấp và tuổi thọ không cao. Bạn muốn mua một chiếc bình đẹp rẻ để trang trí thêm cho nhà cửa nhưng hóa ra lại không như mong muốn nhỉ?
Cách chọn ấm nấu nước
Đầu tiên, bạn cần tránh xa những loại bình nấu nước được bày bán tràn lan, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Lựa chọn thương hiệu ấm nấu nước uy tín, mua hàng tại địa chỉ đáng tin cậy, có giấy tờ bảo hành. Khi mua sản phẩm mới, bạn cần chú ý những điều sau:
– Xem kỹ từng bộ phận của ấm xem có lỗi sản xuất không. Hỏi nhân viên nếu thấy điểm đáng nghi và yêu cầu đổi thiết bị khác.
– Kiểm tra ruột ấm phải hoàn toàn mới, không bị méo mó.
– Ngửi ấm thử xem có mùi khó chịu hay không.
– Nên chọn loại có vạch min/max (lượng nước thấp/cao).
– 5 lần nấu đầu tiên nên chú ý quan sát và rút điện sau khi nấu. Tuyệt đối đừng chủ quan với hệ thống ngắt tự động.
Sử dụng ấm nấu nước đúng cách
Ấm nấu nước trở thành “quả bom nổ chậm” một phần là do cách dùng. Định nghĩa thiết bị an toàn, hiện đại, tự động ngắt đôi khi làm bạn chủ quan thái quá. Để phòng ngừa tối đa nguy cơ có thể xảy ra, hãy ghi nhớ những vấn đề sau:
– Không nấu liên tục trên 2 lần, nên để ấm nguội sau mỗi lần nấu. Điều này vừa giúp tránh bị phỏng, vừa giúp ấm bền hơn.
– Không mở ấm khi đang nấu vì sẽ khiến chế độ tự động tắt ngưng hoạt động. Nước sẽ nấu đến khi cạn khô, hao tốn nhiên liệu và nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời.
– Không cắm chung ấm với nhiều thiết bị điện cùng lúc.
– Hướng dẫn trẻ nhỏ sử dụng ấm nấu nước. Đừng chủ quan cho rằng cắm nước đơn giản thế thì ai chẳng làm được. Cách nghĩ của bạn sẽ ảnh hưởng đến tư duy của con trẻ. Hãy chỉ dẫn chi tiết và dặn dò trẻ mỗi lần nấu, pha và rút phích cắm an toàn.
Một lựa chọn khác là hãy giảm sự cần thiết của ấm nấu nước trong gia đình. Bạn chỉ cần nấu ngày một ấm và trữ trong phích để pha trà, pha cà phê, nấu mì. Còn nước uống hằng ngày thì hãy để máy lọc nước lo.
Các loại máy lọc nước hiện đại được đảm bảo vệ sinh khi uống trực tiếp mà không cần đun sôi. An toàn, tiện lợi, không tốn điện, tuổi thọ cao là những ưu điểm của thiết bị này. Thay đổi nhỏ nhưng mang ý nghĩa vô hạn, tại sao không?