Bút thử nước TDS liệu có xác định được đâu là nước sạch bẩn

Bút thử nước TDS xác định chất lượng nước sạch bẩn đúng hay sai?

Ô nhiễm nước làm xáo trộn cuộc sống và tác động trực tiếp đến sức khỏe chúng ta. Nhu cầu sử dụng nước sạch là chính đáng. Trước lo lắng về chất lượng nguồn nước, người dân đã tự trang bị cho mình bút thử nước TDS. Nhưng liệu đây có phải là sản phẩm xác định chất lượng nước sạch – bẩn?

Bút thử nước TDS là gì?

Bút thử TDS là thiết bị cầm tay nhỏ được sử dụng để chỉ ra tổng chất rắn hòa tan trong dung dịch. Song song với chỉ số chất rắn, tính dẫn điện cũng được bút thử nước kiểm tra. Nhờ đặc tính từ các chất rắn hòa tan (dưới dạng ion) quyết định tính dẫn điện của dung dịch.

Những lời quảng cáo về bút thử TDS.

Bút thử nước TDS – cách kiểm tra nước sạch trong nháy mắt.

Căn cứ vào cách chỉ số đo, các nơi bán bút thử nước khẳng định:

  • Nước dưới 500 mg/l phù hợp cho ăn uống, nước trên 1000 mg/l không dùng làm sinh hoạt.
  • Nước có chỉ số đo được càng nhỏ, nghĩa là nước đó càng sạch.
Những lời quảng cáo Bút thử TDS có đúng?
Những lời quảng cáo Bút thử TDS có đúng?

Đúng. Độ cứng cho tiêu chuẩn cho nước ăn uống dưới 500 mg/l, lớn hơn sẽ ảnh hưởng đến mùi vị, chất lượng của thức ăn. Đó là khuyến cáo của WHO, cũng như thông báo của bộ Y tế. Đối với nước sinh hoạt trên mức 1000 mg/l gây hỏng hóc các thiết bị trong gia đình và được khuyến cáo không nên sử dụng.

Còn đối với các chỉ số nước TDS càng nhỏ thì nước “càng sạch“. Đây là nhận định gây hiểu lầm. Đúng là nước có chỉ số TDS càng nhỏ, nước sẽ càng sạch. Tuy nhiên sạch không có nghĩa là có lợi cho ăn uống. Độ sạch này đang lấy tiêu chuẩn nước cất để so sánh.

Theo bộ y tế, nước phù hợp cho ăn uống là nước có chỉ số TDS thuộc khoảng từ 100-300 mg/l. Nhỏ hơn con số này là nước quá sạch không còn chứa các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Lớn hơn thì ảnh hưởng đến mùi vị của nước cũng như món ăn khi chế biến.

Tác hại của “nước sạch” theo quảng cáo bút thử TDS.

Nước tinh khiết- nước cất thiếu các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể
Nước tinh khiết- nước cất thiếu các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể

Nước sạch từ quảng cáo bút thử TDS chính là nước tinh khiết. Nước tinh khiết – nước cất không thực sự tốt cho sức khỏe, chúng không hề chứa khoáng chất cơ thể cần. Thứ tồn tại trong nó chỉ bao gồm hidro và oxi (H2O). Đây là nước sạch, nhưng không tốt cho cơ thể. Một số vẫn ưa thích loại nước này, và cho rằng cơ thể hoàn toàn có thể nhận được khoáng chất từ thực phẩm khác. Nhưng theo nghiên cứu khoáng chất trong nước là dạng dễ hấp thu nhất và đóng góp khoảng 40% lượng khoáng chất trong cơ thể. Sử dụng nước có độ TDS thấp là sự lựa chọn ở bạn.

Kết luận, bút thử TDS có xác định được chất lượng nước hay không?

Bút thử TDS liệu có khẳng định nước sạch?
Bút thử TDS liệu có khẳng định nước sạch?

Như đã nói ở trên bút thử TDS là sản phẩm dùng để đo lượng chất rắn hòa tan trong nước. Bút thử chỉ đo được ion trong nước như natri, canxi, magie, crom, mangan,.. – có lợi hoặc không có lợi. Chính lẽ đó, máy không có khả năng đo được những thứ không tích điện như dầu động cơ, xăng, nhiều loại dược phẩm và thuốc trừ sâu, chất rắn lơ lửng (tss). Như vậy còn vô và các chỉ số an toàn của nước chưa được máy xác định. Căn cứ vào bút thử, rồi khẳng định nước sạch hay bẩn là thiếu căn cứ. Lời khuyên chân thành của chúng tôi: Khi muốn kiểm tra nước sạch bạn nên mang mẫu tới trung tâm xét nghiệm. 

Cũng theo KS Nguyễn Văn Lâm, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam nêu rõ quan điểm “TDS là tổng các chất rắn hòa tan trong nước. Đây chỉ là một chỉ tiêu biểu kiến ước lượng có trong nước chứ không thể hiện được chất lượng nước này thế nào, có độc hay không. Vì thế, nếu nói dùng bút thử TDS để biết được độ an toàn của nước đang dùng là chưa chính xác”.

Kết luận, với một chiếc bút 200-300 ngàn trên thị trường, bạn chưa thể đảm bảo nước gia đình bạn đã đảm bảo hay chưa. Cách tốt nhất là sử dụng máy lọc nước. Và nếu chưa tin tưởng bạn nên mang mẫu nước đi xét nghiệm. Lời khuyên chân thành của chúng tôi: Bút thử nước TDS là không cần thiết! — đó là sự lãng phí.

Bạn có thể xem thêm video (có phụ đề tiếng Việt) về bút thử TDS: