Amoniac là chất khí khá quen. Tuy nhiên, chất khí có mùi khó chịu này được ứng dụng trong rất nhiều các lĩnh vực và cũng là chất gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe thì không phải ai cũng rõ.
Công thức hóa học của amoniac
Amoniac có công thức hóa học là NH3 – nó là một hợp chất hữu cơ. Thường ở dạng khí, nhẹ hơn không khí nên độ khuếch tán khá nhanh.
Có mùi đặc trưng khai giống mùi mồ hôi hoặc nước tiểu, hay một số loại phô mai cũng có mùi tương tự.
Tính chất hóa học
- Có tính bazo làm quỳ hóa xanh, dung dịch phenoltalein không màu chuyển thành màu hồng.
- Có tính khử kém bền bởi nhiệt, tan trong nước
- Dễ dàng kết hợp với ion kim loại tạo thành ion phức, tác dụng với nước tạo thành muối amoni.
Nguồn gốc amoniac
NH3 có ở trong đất, không khí và nước. (*)
Một lượng nhỏ lượng NH3 được sinh ra trong thận của cơ thể người. Đây cũng là lý do tại sao nước tiểu có mùi khai đặc trưng.
NH3 còn là sản phẩm được hình thành từ xác, chất thải động thực vật sau một thời gian phân hủy dưới tác động của các vi sinh vật tạo thành. Chiếm hơn 2/3 tổng lượng amoniac trong môi trường.
Nó cũng có thể là kết quả của phản ứng trong tự nhiên giữa nito và không khí. Tuy nhiên, sản phẩm NH3 của quá trình này thường không tồn tại lâu trong môi trường, chúng cũng không có khả năng tích lũy sinh học.
Ứng dụng
Sản xuất phân bón
NH3 chứa nito – chất đạm cần thiết cho cây trồng, do đó hơn 80%, lượng amoni lỏng dùng để sản xuất phân bón.
Sản phẩm tẩy rửa
Với đặc tính khử mạnh, nên khí amoniac được dùng để sản xuất các sản phẩm làm sạch thủy tinh, đồ sứ, thép không gỉ hay làm sạch lò nướng và ngâm đồ để làm sạch bụi bặm, …
Ngoài ra, amoniac còn được ứng dụng trong bảo quản thực phẩm (thịt bò), hay trong ngành dệt may, loại bỏ các chất Nox, Sox trong khí thải do đốt nguyên liệu hóa thạch. NH3 cũng được sử dụng trong chế biến gỗ, giúp màu sắc đậm hơn đẹp hơn,….
Những cảnh báo về amoniac
Chúng tồn tại trong môi trường không khí, nước và đất. NH3 tương tác với độ ẩm ở da, mắt, khoang miệng đường hô hấp tạo thành NH4OH amoni hydroxit. Amoni hydroxit gây ra sự hoại tử của các mô thông qua sự phá vỡ lipit màng tế bào (xà phòng hóa) dẫn đến phá hủy tế bào. Khi protein tế bào bị phá vỡ, nước được chiết xuất, dẫn đến phản ứng viêm gây tổn thương thêm. Người tiếp xúc sẽ có thể khó chịu ở da, mắt, cổ họng và phổi, nặng hơn có thể bị bỏng.
Ngoài ra NH3 còn là sản phẩm thải, vận chuyển đến gan chuyển hóa thành ure và glutamine. Tuy nhiên nếu có lỗi xảy ra, khí có thể tích tụ ở não gây tổn thương não và cả gan.
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm ở những khu vực chăn nuôi
Trước đây, việc chăn nuôi thả thường diễn ra ở vùng quê, khiến quá trình phân hủy chất thải tập trung là không có. Dẫn đến hiện tượng ô nhiễm không khí. Hiện nay tình trạng này đã giảm bớt nhờ ý thức của người dân. Cùng mô hình VAC, đã giúp bộ mặt nông thôn xanh sạch hơn.
Nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình sử dụng
Để đưa vào sản xuất khí NH3 sẽ được nén dưới dạng lỏng. Tuy nhiên khi tiếp xúc với không khí chúng nhanh chóng chuyển thành dạng hơi. Điều này khiến nồng độ khí amoniac lên cao bất thường. Gây nguy hiểm, trạng thái nhiễm độc từ tỉnh táo đến hôn mê rất ngắn. Một người vừa nhận thấy cay mắt có thể lập tức chuyển sang trạng thái hôn mê.
Trên thực tế đã có rất nhiều tai nạn khi vận chuyển, san chiết dung dịch amoniac
Vào ngày 10/10/2017, một vụ rò rỉ khí NH3 tại cơ sở chiết gas amoniac, thuộc công ty TNHH Vĩnh Lôc. Khiến 4 người ngất xỉu, nôn ra máu, phải nhập viện. Gia xúc, gia cầm chết hàng loạt, lá cây cháy xém.
Ô nhiễm nguồn nước
Amoni không tồn tại nguyên trong nước. Chúng chuyển hóa thành nitrite. Nitrite trong nước tác động đến enzime trong thịt cản trở quá trình chuyển màu của thịt. Gây ra hiện tượng thịt đun kỹ nhưng vẫn có màu thịt sống.
Ngoài ra, nồng độ nhiễm trên 20 mg/l sẽ khiến nước sinh hoạt có mùi khai khó chịu.
Ô nhiễm nguồn nước do chứa amoni từ chất thải động vật tuy không gây những tác động ngay lập tức. Nhưng về lâu dài, nó có thể chuyển hóa thành các chất gây ung thư và các bệnh nguy hiểm khác. Amoni rất dễ tạo thành nitrat (NO2-), nitrit (NO3-). Trong cơ thể động vật, nitrit và nitrat có thể biến thành N – nitroso – là chất tiền ung thư. Thậm chí nhiễm amoni còn nguy hiểm hơn nhiễm arsenic vì chất mới tạo thành rất độc hại và khó xử lý.
Một số phương pháp dùng để khử Amoni trong nước sinh hoạt:
- Phương pháp Clo hóa nước đến điểm đột biến
- Phương pháp làm thoáng
- Phương pháp trao đổi ion
- Phương pháp sinh học
Tuy nhiên những phương pháp này thường phục vụ cho cả hệ thống nước lớn. Đối với hộ gia đình việc sử dụng hệ thống lọc nước là lựa chọn tối ưu hơn, vừa có khả năng lọc amoni, vừa đảm bảo chất lượng nguồn nước khỏi các tác nhân ô nhiễm khác như fluoride, chì, selen, …
⇒ Đọc thêm:
Ô nhiễm chì ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Các chất gây ô nhiễm nguồn nước và tác hại của chúng với sức khỏe
TSS là gì? Ý nghĩa, cách đo, và cách xử lý khi chỉ số TSS cao