Rối loạn tiền đình tuy không quá nguy hiểm nhưng cần phát hiện và điều trị kịp thời, phòng ngừa gây ra các biến chứng khó điều trị.
1. Nguyên nhân rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình là hội chứng do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân trực tiếp: u dây thần kinh, u não, viêm tai giữa… gây tổn thương thần kinh số 8 (con đường dẫn truyền thông tin từ não bộ đến hệ thống tiền đình).
Nguyên nhân gián tiếp như: thiếu máu, mất ngủ, stress, huyết áp thấp, tắc nghẽn động mạch…, Trong đó, stress (hay lo lắng, căng thẳng, mất ngủ..) được xem là nguyên nhân quan trọng gây tình trạng rối loạn tiền đình. Vì stress làm cơ thể sản sinh lượng lớn hormon cortisol dẫn đến các bệnh như tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch… gây tổn thương tới hệ thần kinh, trong đó có thần kinh 8.
Ngoài ra, môi trường sống, thói quen sinh hoạt, thay đổi thời tiết là yếu tố nguy cơ tái phát bệnh. Mức độ bệnh có thể nhẹ hay nặng tuỳ cơ địa từng người.
2. Triệu chứng của rối loạn tiền đình
- Không đứng vững, đi lại khó khăn.
-
Hoa mắt chóng mặt ù tai quay cuồng, lảo đảo.
-
Khó tập trung, mất trí nhớ ngắn hạn, tinh thần và thể chất mệt mỏi.
-
Mất tự chủ, tự ti, lo âu, hoảng loạn, trầm cảm.
-
Nhạy cảm với ánh sáng , khó nhìn tập trung vào một điểm, có ảo giác.
-
Ù tai, có tiếng ù trong tai.
-
Buồn nôn hoặc nôn.
- ….
3. Chẩn đoán rối loạn tiền đình
Để chuẩn đoán được bệnh rối loạn tiền đình thì cần có các xét nghiệm chuyên sâu về các cơ quan tiền đình như tai trong và các dây thần kinh liên kết các trung tâm não. Qua đó đưa ra các liệu pháp điều trị thích hợp.
4. Các loại rối loạn tiền đình
- Rối loạn tiền đình cấp tính: Rối loạn cấp tính thường xảy ra đột ngột, chóng mặt, xây xẩm mặt mày, buồn nôn và mất phương hướng, và thường là do tổn thương vĩnh viễn trong hệ thống tiền đình ngoại biên hoặc trung ương
- Rối loạn mãn tính: Là sự tiến triển tiếp theo của giai đoạn cấp tính. Các rối loạn ngoại biên mãn tính ảnh hưởng đến một tai hoặc dây thần kinh hướng tâm.
5. Điều trị rối loạn tiền đình thế nào?
Dựa vào triệu chứng và phương pháp chẩn đoán, tiền sử bệnh và tình trạng sức khỏe để đưa ra liệu trình điều trị chính xác. Ở mức độ nhẹ có thể sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Mức độ nặng có thể sẽ cần phẫu thuật hoặc điều trị nội khoa. Bên cạnh đó cần kết hợp với chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Tăng cường vận động thể dục thể thao nâng cao sức khỏe.
Ngoài ra, phương pháp điều trị có thể theo 2 chiều hướng dưới đây.
- Phương pháp Tây Y: Sử dụng các biện pháp điều trị khoa học căn cứ vào tình trạng bệnh.
- Phương pháp Đông y: Điều trị theo phương pháp đông y, dễ dàng thực hiện ngay tại nhà nhưng thời gian điều trị lâu dài.
(Tổng hợp)