Bình đựng nước hiện đang đang được nhiều người sử dụng khá phổ biến và ưa chuộng. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay có nhiều loại sản phẩm bình đựng nước khác nhau, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Vậy có những loại bình nước phổ biến nào? Và loại nào mới thực sự an toàn cho sức khoẻ con người?
Những lưu ý khi chọn mua bình đựng nước
Khi chọn mua bình đựng nước, người mua cần phải chú ý 2 điều quan trọng nhất:
- Đầu tiên, hãy xem mục đích sử dụng của bạn là gì? Bạn dùng bình đựng nước ở nhà, mang đi học, đi làm, đi tập thể thao,… Hay đi chơi, đi dã ngoại? Từ đó hãy chọn một chiếc bình với dung tích và m
- ẫu mã, kiểu dáng phù hợp.
- Thứ hai, lựa chọn chất liệu: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bình đựng nước khác nhau, với rất nhiều các chất liệu khác nhau. Ví dụ như bình đựng nước bằng nhựa, bằng thuỷ tinh, bằng tre, bằng inox (bình giữ nhiệt),… Mỗi loại lại mang nhưng ưu nhược điểm khác nhau.
Một số loại bình đựng nước phổ biến trên thị trường
Bình nước nhựa
Ưu điểm của bình nước nhựa
Bình nước nhựa là loại bình đựng nước phổ biến nhất trên thị trường. Với rất nhiều kiểu dáng và mẫu mã phong phú, đa dạng.
Như chúng ta đều biết, ưu điểm lớn nhất của bình nước nhựa là có thiết kế gọn nhẹ, dễ dàng mang theo khi di chuyển. Ngoài ra, loại bình này rất bền, không dễ bị vỡ khi sử dụng. Vậy nên, những gia đình nào đang có con nhỏ thường ưa chuộng các loại bình đựng nước bằng nhựa.
Thông thường thì các loại bình nước bằng nhựa sẽ có giá thành rẻ. Chúng rẻ hơn rất nhiều những loại bình nước khác có mặt trên thị trường như bình thuỷ tinh, bình inox giữ nhiệt,… Đây cũng là nguyên nhân mà loại bình này được rất nhiều người lựa chọn sử dụng.
Nhược điểm của bình đựng nước bằng nhựa
Trên thị trường cũng có rất nhiều các loại nhựa khác nhau. Trong đó, có rất nhiều loại nhựa chứa những thành phần không tốt, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến người sử dụng.
Đặc biệt, bạn tuyệt đối không nên sử dụng lại các chai nước sử dụng một lần. Ví dụ như các chai nước đóng chai trên thị trường. Bởi chúng thường được làm từ loại nhựa tái chế, chỉ nên sử dụng một lần duy nhất. Để dễ nhận biết, những chai này thường có kí hiệu số 1 (hay còn gọi là nhựa PET) ở đáy chai. Nếu bạn sử dụng nhiều nhiều lần nhựa PET có thể phá vỡ kết cấu của vật liệu, cho phép vi khuẩn tích tụ trong các vết nứt và nhiễm ngược lại nước sạch.
Thông thường, bình đựng nước bằng nhựa đều được tái chế từ nhựa polyme như polypropylen và copolyester. Những loại nhựa này giúp cho sản phẩm tạo ra nhẹ và bền. Tuy nhiên, khi sử dụng lâu dài vật liệu này có thể sinh ra các chất độc hại. Các chất này có thể tích tụ lâu dài trong cơ thể, gây ra các căn bệnh nguy hiểm, thậm chí là ung thư.
Nhiều chai nhựa tái sử dụng được quảng cáo là không chứa bisphenol A (BPA). Song các nghiên cứu chỉ ra rằng nếu sử dụng những đồ dùng bằng nhựa này, chúng có liên quan tới sự rối loạn nội tiết tố ở người.
Một nhược điểm lớn nhất của bình đựng nước bằng nhựa đó chính là có hại cho môi trường. Phải tới vài nghìn năm thì nhựa mới có thể phân huỷ. Đồng thời, chúng còn làm ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước. Do đó, hạn chế sử dụng bình đựng nước bằng nhựa là 1 hành động giúp bảo vệ môi trường.
Ký hiệu các loại nhựa, cách nhận biết và lưu ý khi sử dụng
- PET hoặc PETE: Chai soda, chai nước khoáng,… chỉ sử dụng 1 lần.
- HDPE: Bình sữa cho trẻ em, chai đựng sữa, nước trái cây, hoặc chứa các loại nước tẩy rửa… nhựa màu đục nhưng khá an toàn. Tuy nhiên không nên dùng lâu dài.
- PP (Poly propylene): Loại nhựa này thường được sử dụng để sản xuất bình đựng nước, khá an toàn.
- PS (Polystyrene): Các loại ly dùng 1 lần không dùng chứa đồ nóng.
- Nhựa tritan: Đây là loại bình được ưu tiên nhất khi lựa chọn. Vật liệu này có nguồn gốc từ thiên nhiên, không chứa chất gây ung thư (BPA). Chúng có khả năng chịu nhiệt tốt, có độ bền cao.
Bình nước thuỷ tinh
Ưu điểm của bình đựng nước bằng thuỷ tinh
Thủy tinh là loại vật liệu tốt nhất để sử dụng làm chai đựng nước. Bởi vì thủy tinh được làm ra từ các nguyên liệu tự nhiên, có khả năng chịu nhiệt cao. Đồng thời cũng không có bất kì chất hóa học độc hại nào bị phân rã và sinh ra khi bình đựng đồ nóng hoặc lạnh.
Sử dụng bình đựng nước bằng thuỷ tinh cũng tạo cảm giác sang trọng hơn; dễ dàng vệ sinh hơn; và thời gian dùng cũng lâu hơn bình các bình đựng nước khác.
Đặc biệt, đựng nước trong bình được làm bằng thủy tinh không làm thay đổi hương vị nguyên gốc của nước. Trong khi đó, đựng nước trong chai nhựa hoặc chai kim loại lại khiến không ít người cảm thấy nước có mùi vị giống như các loại chất hóa học hoặc kim loại.
Từ những ưu điểm trên, bình được làm bằng thuỷ tinh rất an toàn cho sức khoẻ. Và được khuyên dùng nhất trong tất cả các loại bình đựng nước.
Nhược điểm
Nhược điểm lớn nhất của bình đựng nước bằng thuỷ tinh chính là dễ vỡ. Do đó, loại bình này không được ưu tiên khi sử dụng cho trẻ nhỏ và những gia đình có trẻ nhỏ. Ngoài ra, bình thuỷ tinh có khối lượng nặng do đó những người thường xuyên di chuyển cũng không ưu tiên chọn lựa.
Mách nhỏ cách sử dụng và bảo quản bình thủy tinh
Thủy tinh rất dễ bị nứt vỡ do sốc nhiệt. Bởi vậy, khi mới mua về, bạn hãy cho bình vào một chiếc nồi lớn, sau đó đổ nước lạnh và một ít muối vào rồi đun dần đến khi sôi, Sau đó bạn tắt bếp và đợi nước nguội thì nhấc bình ra và rửa sạch lại với nước thường. Điều này sẽ giúp tăng độ bền cho chiếc bình của bạn.
Bên cạnh đó, khi vệ sinh hãy rửa bình bằng tay và sử dụng các miếng cọ mềm. Hoặc sử dụng dụng cụ chuyên dụng. Tránh dùng các miếng cọ kim loại để rửa bình vì chúng có thể gây ra các vết xước trên bề mặt. Điều này sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ của chiếc bình.
Bình giữ nhiệt
Ưu điểm của bình giữ nhiệt
Bình giữ nhiệt thường được làm từ chất liệu inox cao cấp, vượt trội. Loại bình này có khả năng giữ nhiệt hiệu quả. Chúng có khả năng giữ đá khoảng 12 tiếng, giữ nóng 6-12 tiếng.
Với cấu tạo gồm nhiều lớp cách nhiệt do đó, cho dùng bình có đựng nước nóng hay nước lạnh thì bên ngoài bình vẫn khô ráo, sạch sẽ, không đọng nước. Cũng vì nguyên nhân này nên nó được ưu tiên khi người sử dụng muốn giữ nhiệt độ của nước lâu dài. Nó đặc biệt được ưa chuộng khi sử dụng vào mùa đông (đựng nước ấm) và mùa hè (đựng nước mát).
Ngoài ra, chai kim loại rất bền, có thể tái chế, tái sử dụng nhiều lần mà không gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Nhược điểm khi sử dụng bình giữ nhiệt
Tuy nhiên, nhược điểm của chai kim loại lại là nó khá cồng kềnh. Do đó, tính cơ động của chai kim loại không thực sự cao. Hơn nữa, bạn sẽ phải cân nhắc đựng một số loại đồ uống đặc biệt khi đựng trong chai kim loại như nước trái cây, nước chè, sữa… bởi chúng có thể làm giảm tuổi thọ của chai.
Đặc biệt, nếu bạn lựa chọn những sản phẩm inox kém chất lượng – Những sản phẩm trong thành phần có chứa nhiều kim loại như crôm, mangan và niken sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe người sử dụng.
Một số lưu ý khi sử dụng bình giữ nhiệt
Các chuyên gia về công nghệ thực phẩm, hoá học cho rằng: Người tiêu dùng hạn chế hoặc không đựng trong bình giữ nhiệt các loại nước quả có vị chua như: Nước cà chua, nước cam, nước chanh,… Hay đồ ăn có tính axit cao như dưa chua, canh chua…
Lý do là bởi Axit trong các loại thực phẩm này có thể hoà tan các kim loại nặng còn tồn dư trong bình. Đặc biệt các loại kim loại như asen, đồng, chì, thủy ngân,… Đây đều là các chất có hại cho cơ thể. Nếu con người hấp thụ một lượng lớn có thể nhiễm độc và gây nên các mầm bệnh nguy hiểm.
Ngoài ra, với nước đun sôi hay đá lạnh trong bình cũng không nên thay đổi nhiệt độ đột ngột từ nóng sang lạnh, hoặc ngược lại. Bởi hành động này sẽ khiến cho bình bị co giãn, tuổi thọ của bình cũng sẽ giảm theo. Do đó, nếu bạn muốn chuyển đổi nước, hãy để cho bình được trong trạng thái “tĩnh” (không chứa gì) 10-15 phút rồi mới đổ nước nóng (hoặc nước mát) vào.
Kết luận
Trên đây là một số bình đựng nước phổ biến nhất trên thị trường. Ngoài ra còn có các bình làm từ chất liệu khác như tre, nứa,… Hy vọng bài viết đã đưa lại được những thông tin hữu ích cho mọi người. Giúp người mua có thể dễ dàng chọn lựa sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của bản thân.
>> Xem thêm: