nhung nguyen nhan nhiem giun san

Giun sán: Những nguyên nhân nhiễm có thể bạn chưa biết?

Nhiễm giun sán ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe. Giun sán ký sinh sẽ hút những chất dinh dưỡng trong cơ thể con người và gây ra rất nhiều triệu chứng nghiêm trọng. Ảnh hưởng không ít tới đời sống sinh hoạt của con người.

> Có thể bạn chưa biết? 

Giun sán là những ký sinh trùng phổ biến ở Việt Nam. Số người mang loại ký sinh trùng cũng tương đối nhiều. Người Việt Nam hầu như ai cũng chứa giun sán trong cơ thể. Trong đí, lý do không chỉ vì tập quán ăn uống. Mà còn do khí hậu nóng ẩm. Trong 90 triệu người Việt Nam chiếm khoảng 80% dân số đang nhiễm phải giun. Cứ 10 người Việt Nam thì có bảy, tám người bị nhiễm giun sán.

Bệnh giun sán là gì?

Giun sán hay còn gọi là bệnh giun sán, nhiễm giun sán. Ngoài ra, cũng thường được gọi là giun ký sinh, sán ký sinh,… Đây là thuật ngữ chỉ về những sinh vật đa bào lớn, khi trưởng thành thường có thể được nhìn thấy bằng mắt thường.

Giun, sán là các động vật đa bào, sống ký sinh trong cơ thể động vật và con người chủ yếu ở đường tiêu hóa như: tá tràng, ruột non, ruột già, hậu môn. Ngoài ra giun/sán còn ký sinh lạc chỗ ở các cơ quan khác như: tim, phổi, mắt, cơ,…. Khi chúng ở giai đoạn trưởng thành thường có kích thước lớn, như giun đũa có chiều dài khoảng từ 15 – 30cm. Việc ăn uống và vệ sinh không sạch sẽ là một tác nhân lớn gây ra bệnh này.

Một số loài giun sán phổ biến có thể kể đến như:

  • Giun xoắn (do ăn thịt heo hoặc thịt động vật hoang dã sống hoặc nấu chưa chín)
  • Sán đầu gai (do ăn các động vật mang ấu trùng như cá, tôm, ốc, ếch, lươn, rắn… không nấu chín)
  • Sán lá nhỏ ở gan (do ăn cua, cá, thực vật thuỷ sinh sống hoặc nấu chưa chín)
  • Sán lá lớn ở gan (do ăn thực vật thuỷ sinh mang ấu trùng)
  • Sán lá phổi (do ăn cua, tôm, ốc sống hoặc nấu nướng chưa chín)
  • Sán lá ruột (do ăn cá, thực vật thuỷ sinh như rau muống, rau nhút… sống hoặc nấu chưa chín)
  • Sán dải heo (do ăn thịt heo mang trứng hay đốt sán dải (heo gạo) sống hoặc nấu chưa chín…
Giun sán lây nhiễm chủ yếu qua đường tiêu hoá
Giun sán lây nhiễm chủ yếu qua đường tiêu hoá

Nguyên nhân nhiễm giun sán

Các loài giun sán lây truyền chủ yếu qua đường tiêu hóa. Trẻ nhỏ thường xuyên mút tay, bò lê trên sàn nhà hoặc cầm nắm đồ vật. Ngoài ra, thói quen ăn thực phẩm chưa nấu chín kỹ, uống nước chưa đun sôi khiến cho giun, sán dễ xâm nhập vào cơ thể. Cụ thể như:

Thói quen sinh hoạt

  • Chơi đùa cùng thú nuôi: Động vật là vật chủ của nhiều loại giun sán nguy hiểm, nên trẻ hay chơi đùa với thú nuôi nhiễm giun sán có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Ngoài ra, trứng của các loài giun, có trong phân của vật nuôi và tồn tại rất lâu trong môi trường bên ngoài cũng là nguồn lây bệnh cho.
  • Vệ sinh cá nhân không sạch sẽ: ấu trùng giun, sán không chỉ vào cơ thể qua đường tiêu hóa mà còn có khả năng xâm nhập qua những vùng da hở, trầy xước hoặc đang bị thương. Do đó, để phòng bệnh giun sán hiệu quả cần giữ vệ sinh cá nhân. Đặc biệt, đối với trẻ cành nhỏ thì càng cần phải chú ý hơn, vì trẻ có thể bò dưới đất và đưa bất kỳ vật gì lấy được vào miệng ngậm.
  • Không rửa tay bằng xà bông và nước sau khi đi vệ sinh. Việc đi vệ sinh ngoài trời cũng làm tăng nguy cơ nhiễm giun.
  • Không giữ gìn vệ sinh môi trường: Giường, chiếu, nệm, sân chơi của trẻ,…không sạch sẽ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh giun sán. Do vậy, cần có các biện pháp vệ sinh như giặt chăn màn, chiếu gối thường xuyên, giữ gìn nhà cửa, vườn tược sạch sẽ, không phóng uế, vứt rác bừa bãi.
  • Tiếp xúc với đất đã bị ô nhiễm phân người từ người bị bệnh;

Thực phẩm

  • Ăn thực phẩm không sạch sẽ, chưa được nấu chín: Các loại rau sống, món ăn tươi sống (gỏi cá, bò tái, hàu sống,…) tiềm ẩn nguy cơ chứa các loại ấu trùng giun sán như sán lợn, sán dây bò, sán lá gan,…Đây đều là những loại ký sinh trùng nguy hiểm và nguy cơ gây tử vong cao.
  • Rửa trái cây và rau cải với nước bị ô nhiễm;
  • Sử dụng và uống nước từ nguồn nước ô nhiễm.
Giun sán lây nhiễm chủ yếu qua đường tiêu hoá
Giun sán lây nhiễm chủ yếu qua đường tiêu hoá

Dấu hiệu và triệu chứng

Những triệu chứng khi bị nhiễm giun có thể khác nhau giữa trẻ em và người lớn. Riêng ở trẻ em có nhiều triệu chứng xuất hiện ở vùng bụng vì ruột nhỏ hơn nên nguy cơ tắc nghẽn cao hơn.

Đối với người lớn

Khi bị nhiễm giun sán, cơ thể của người lớn thường có biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy, ngứa hậu môn, nôn và buồn nôn… Một số trường hợp ấu trùng giun sán lạc chỗ, có thể chui lên mắt, não gây các biến chứng nặng nề hoặc tử vong nếu không được phát hiện sớm.

Đối với trẻ em

Trẻ bị giun sán thường biếng ăn, còi cọc, kém phát triển, thiếu máu, chậm lớn, tóc thưa rụng, dẫn đến trướng bụng. Thai phụ có thể suy dinh dưỡng, thiếu sắt, các bệnh lý về gan, phổi… Những  người cao tuổi sức khỏe yếu, nếu nhiễm giun còn có thể gây nên tình trạng suy nhược nghiêm trọng. Do đó, khi có những biểu hiện như dưới đây. Bạn nên đưa bé đến bác sĩ để khám và kê toa thuốc tẩy giun. Biểu hiện như:

  • Trong phân có giun;
  • Đau bụng;
  • Biếng ăn, ăn không ngon;
  • Sốt;
  • Khò khè hoặc ho;
  • Ngứa ngáy;
  • Giật mình khi ngủ;
  • Cơ thể khó chịu và yếu.

Ngoài ra cũng có thể có các dấu hiệu nghiêm trọng hơn. Như:

  • Bụng trướng (sưng tấy);
  • Đau bụng nghiêm trọng;
  • Tiêu chảy;
  • Khó thở;
  • Giảm cân (trường hợp nhiễm sán dây);
  • Thiếu máu (trường hợp nhiễm giun móc);
  • Mệt mỏi.
Trẻ em bị giun sán sẽ có những ảnh hưởng vô cùng nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời
Trẻ em bị giun sán sẽ có những ảnh hưởng vô cùng nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời

Giun sán ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ? 

Khi bị nhiễm giun nặng có thể gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe, bao gồm: tiêu chảy, mất máu, chậm phát triển thể chất và nhận thức. Ở trẻ nhỏ có thể gây tắc ruột và suy dinh dưỡng. Các triệu chứng khác như ho là do sự di chuyển của giun đến các cơ quan trong cơ thể.

Người cũng có thể bị nhiễm giun đũa lợn (Ascaris suum), trên lâm sàng không thể phân biệt được nhiễm giun đũa người (Ascaris lumbricoides) hay giun đũa lợn (Ascaris suum). Hiện tại các bộ kít thương mại để phát hiện kháng thể cũng không có bộ kít nào dùng để phát hiện nhiễm giun đũa lợn.

Những người bị nhiễm giun tóc/giun móc có thể bị nhiễm trùng nhẹ hoặc nặng. Những người có triệu chứng nặng gồm: rối loạn tiêu hóa với biểu hiện đi ngoài nhiều lần, đau quặn bụng, phân có chứa hỗn hợp chất nhầy, nước và máu, thiếu máu trầm trọng và chậm phát triển.

> Xem thêm: Những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ do nguồn nước ô nhiễm gây ra!

Điều trị giun sán như thế nào

Mặc dù, khả năng gây biến chứng ở trẻ em và người lớn như nhau. Song, người trưởng thành có sức đề kháng hơn, khả năng tự bảo vệ tốt hơn ở trẻ nhỏ. Do đó, người nhà nên tăng cường chăm sóc và để ý đến con nhỏ, hạn chế tiếp xúc với đồ vật bẩn và thức ăn không đảm bảo.

Hiện có 2 loại xét nghiệm để xác định nhiễm sán lợn là tìm kháng thể và kháng nguyên. Tuy nhiên, cả hai loại xét nghiệm này không xác định được thời điểm nhiễm sán.

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, hiện phác đồ điều trị sán có thể diệt sán trưởng thành sau một ngày uống thuốc. Điều trị ấu trùng sán cần dài ngày hơn, thường hai tuần, cũng có thể kéo dài 4-5 đợt, mỗi đợt 21 ngày. Người nhiễm ấu trùng sán lợn phải chụp CT, chụp cộng hưởng từ để phát hiện tổn thương.

Sau khi tẩy giun, cần áp dụng các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống và vệ sinh môi trường sống để phòng chống sự tái nhiễm. Ở nước ta, môi trường ngoại cảnh thường bị ô nhiễm nặng nề với các mầm bệnh giun sán và đây là cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho sự tái nhiễm giun sán trở lại. Ngoài ra, mỗi người cần phải điều trị tẩy giun sán định kỳ.

Cần có các biện pháp tẩy giun định kì cho trẻ nhỏ

Những lưu ý khi chọn thuốc tẩy giun sán

Đối với trẻ em, việc tẩy giun định kỳ chỉ nên bắt đầu thực hiện khi trẻ được 24 tháng tuổi trở lên. Không dùng thuốc tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi. Thuốc không được dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. Nếu thấy thật cần thiết, các bác sĩ có thể kê đơn an toàn cho thai phụ tẩy giun. Đối với các loại giun sán cần dùng thuốc điều trị dài ngày thì phải hỏi ý kiến của bác sĩ, không nên tự mua thuốc về uống.

Thuốc tẩy giun có thể gây ra một số phản ứng phụ như đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy thoáng qua. Những triệu chứng này thường nhẹ và sẽ tự khỏi. Trong một số ít trường hợp, trẻ có thể có phản ứng với thuốc bằng các triệu chứng. Như dị ứng, phát ban, ngứa, nổi mề đay. Khi đó, cha mẹ nên đưa bé đi khám để được bác sĩ tư vấn cách xử lý phù hợp.

Hiện nay thuốc có thể được uống trong hoặc ngay sau bữa ăn, không cần nhịn đói hay ăn kiêng, cũng không phải dùng thuốc xổ. Các gia đình nên có kế hoạch điều trị định kỳ tối thiểu từ 6 tháng đến 12 tháng một lần để phòng chống tái nhiễm và tránh các biến chứng có thể xảy ra. Thuốc chữa giun sán không đắt tiền và không hiếm có nên chủ động mua và tẩy giun định kỳ, đúng hạn.

Phòng tránh nhiễm giun sán như thế nào?

Theo bác sĩ, sử dụng thuốc điều trị chỉ tiêu diệt giun sán chứ không có tác dụng phòng tránh nhiễm. Do đó, mỗi người dân cần có ý thức phòng bệnh nhất là đối với trẻ nhỏ, trong việc thực hiện chế độ vệ sinh, ăn uống và thói quen sinh hoạt.

Thói quen sinh hoạt

Trẻ nhỏ nên cắt ngắn móng tay, không chơi nghịch đất cát, ngậm mút ngón tay, rửa tay sau khi đi vệ, trước khi ăn giúp giảm lây truyền các bệnh truyền nhiễm. Không nên ăn thịt cá tái, gỏi, chưa nấu chín kỹ. Vệ sinh môi trường: thường xuyên lau quét sàn nhà, rửa sạch đồ chơi trẻ em đặc biệt ở môi trường công cộng như trường học. Không dùng phân tươi bón cho hoa màu.

Cần tẩy xổ giun định kỳ 6 tháng một lần đối với cả người lớn và trẻ nhỏ. Nếu có kế hoạch mang thai, bạn càng nên tẩy giun an toàn trước đó.

Thực phẩm và nguồn nước

Sơ chế thực phẩm và sử dụng nguồn nước chứa nguồn bệnh là nguyên nhân gây nên rất nhiều bệnh tật cho con người. Trong đó, giun sán là một trong những căn bệnh phổ biến nhất.

Do đó, một giải pháp thông minh cho gia đình là sử dụng các hệ thống lọc nước. Như hệ thống lọc tổng (giúp lọc nước sinh hoạt của toàn bộ gia đình). Máy lọc nước, máy lọc nước mini (lọc nước uống và nấu nước uống cho gia đình),… Ngoài ra, ăn chín uống sôi cũng là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu. Giúp đảm bảo sức khoẻ cho bạn và những người thân xung quanh.

Sử dụng nguồn nước an toàn và trong sạch
Sử dụng nguồn nước an toàn và trong sạch

Nhiễm giun ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe. Giun ký sinh sẽ hút những chất dinh dưỡng trong cơ thể con người và gây ra rất nhiều triệu chứng nghiêm trọng. Ảnh hưởng không ít tới đời sống sinh hoạt của con người.

Có thể bạn chưa biết?

Hiện nay, Aqualife đang cung cấp rất nhiều máy lọc nước được sản xuất tại Nga. Với tính năng và dung tích đa dạng.  Aqualife có thể đáp ứng mọi nhu cầu về nước khi sử dụng. Luôn đảm bảo rằng nước sau khi lọc của gia đình bạn sẽ có thể loại bỏ hết các cặn bẩn, các vi sinh vật, virus, kim loại nặng,… Đặc biệt là mầm mống giun sán có trong nước. Đảm bảo nguồn nước sạch và an toàn nhất cho người sử dụng.

Máy lọc nước mini là sự lựa chọn hoàn hảo cho gia đình bạn
Máy lọc nước mini là sự lựa chọn hoàn hảo cho gia đình bạn

>> Những bài viết liên quan: