Tỏi được gọi bởi cái tên là chất kháng sinh tự nhiên. Đặc biệt hơn, theo Đông y, tỏi khi ngâm với rượu sẽ mang lại lợi ích tuyệt vời. Nó giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể cũng như chữa được nhiều loại bệnh khác nhau. Vậy cách ngâm rượu tỏi như thế nào thì đúng cách?
Rượu tỏi có tác dụng gì?
Hiện nay rượu tỏi đang được cho là một sản phẩm vô cùng tuyệt vời. Và đang được rất nhiều người sử dụng để chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Vậy tỏi ngâm rượu có tác dụng gì?
Bệnh hô hấp
Rượu tỏi là một sản phẩm đặc biệt hữu ích với hệ hô hấp, khi mà với tính nóng của mình rượu tỏi có thể chữa được bệnh viêm họng cực tốt. Tác dụng của rượu tỏi có tính sát trùng, nên nó có thể làm sạch cổ họng cũng giúp giảm đờm, giúp bạn không cần phải sử dụng đến thuốc tây nếu không may bị viêm họng.
Theo đó, rượu tỏi có thể chữa được các bệnh về đường hô hấp phổ biến hiện nay. Như: viêm họng, hen phế quản, viêm phế quản,…
Các loại bệnh về xương khớp
Công dụng của rượu tỏi khi xoa bóp xương khớp bằng rượu tỏi sẽ đưa lại hiệu quả vô cùng tốt trong việc giảm đau và điều trị bệnh. Khoa học đã chứng minh rằng, trong tỏi có chất oxy hóa. Theo đó, tác dụng của tỏi rất hiệu quả để điều trị những cơn đau do bị viêm khớp. Ngoài ra, với thành phần selen có trong tỏi cũng giúp ngăn chặn lại những phản ứng viêm cho cơ thể.
Theo đó, rượu tỏi có tác dụng điều trị bệnh viêm khớp nhẹ nhàng, giúp giảm các cơn đau, mỏi nhức rất công hiệu mà bạn không cần phải sử dụng thêm bất cứ biện pháp nào khác. Đặc biệt là một số bệnh như vôi hóa các khớp, nhức mỏi xương khớp, viêm đau khớp, thoái hóa khớp,…
Rượu tỏi giúp hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả
Trong rượu tỏi có chứa axit amin. Chất này có thể lên men tự nhiên nên nó có khả năng giúp tăng cường khả năng trao đổi chất. Đồng thời hỗ trợ vào quá trình tiêu hóa được diễn ra tốt hơn. Theo đó, với những ai thường xuyên có biểu hiện bị ợ chua, hay bị đầy hơi khi ăn uống và khó tiêu, bị viêm loét dạ dày – tá tràng,… Thì hãy uống rượu tỏi thường xuyên để có một sức khỏe tốt hơn.
Rượu tỏi giúp bảo vệ tim mạch
Trong tỏi có một số hợp chất như là phitoncid, cùng với hoạt tính màu vàng chính là khả năng để đánh tan đi chất béo. Giúp giảm đi tình trạng máu bị nhiễm mỡ. Ngoài ra, tỏi còn thể giúp cho những người mắc bệnh hở van tim, có thể hỗ trợ việc điều trị hiệu quả hơn.
Đặc biệt hơn khi tỏi với rượu còn có thể mang lại những tác dụng vô cùng hiệu quả. Rượu tỏi có thể điều chỉnh được huyết áp, cũng như ngăn ngừa xơ vữa ở động mạch hiệu quả hơn.
Ngâm rượu tỏi đúng cách như thế nào?
Cách làm rượu tỏi thái lát hoặc giã nhuyễn:
- Bước 1: Các bạn đem tỏi đi phơi ở nơi khô ráo, thoáng mát. Phơi dưới ánh nắng mặt trời (khoảng 5 nắng). Sau đó, bạn đem tỏi đi bóc vỏ sạch sẽ.
- Bước 2: Giã nhuyễn tỏi hoặc nếu thái lát, các bạn sẽ thái thành từng lát mỏng với độ dày khoảng 0,5 – 1cm.
- Bước 3: Sao tỏi trên bếp khoảng 3 phút (phải đảo thật đều tay).
- Bước 4: Cho tỏi đã sao vào chum hoặc bình ngâm rượu. Với tỷ lệ 1kg tỏi ngâm với khoảng 1.5 – 2 lít rượu trắng (khoảng 40 độ).
- Bước 5: Đậy kín nắp bình ngâm rượu và để ở nơi thoáng mát, khô ráo. Tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
Sau 2 tuần, các bạn có thể đem rượu tỏi ngâm ra sử dụng. Với loại rượu này, các bạn sẽ sử dụng 2 lần/ngày và mỗi lần sẽ dùng khoảng 15 đến 20 giọt.
Cách ngâm rượu tỏi nguyên củ
Ngoài ra bạn cũng có thể ngâm với tỏi nguyên củ. Với công thức như sau:
- Bước 1: Mang tỏi đi phơi (phơi khoảng 5 nắng). Sau đó bạn đem tỏi bóc vỏ sạch sẽ để chuẩn bị cho quá trình ngâm rượu tỏi.
- Bước 2: Sau khi bóc vỏ, bạn đem rửa qua chúng với rượu. Chỉ nên sử dụng 1 loại rượu kể cả khi rửa cũng như khi ngâm.
- Bước 3: Tiếp theo, bạn sao tỏi trên bếp khoảng 4 – 5 phút và đảo liên tục để tỏi chín đều và không bị cháy nồi.
- Bước 4: Các bạn cho tỏi vào bình ngâm rượu (chỉ nên sử dụng các loại bình ngâm bằng sành). Đồng thời chuẩn bị khoảng 2 lít rượu trắng đổ vào bình cho đến khi ngập hết lượng tỏi trong bình. Với tỏi nguyên củ, các bạn sẽ ngâm theo tỷ lệ 1kg tương đương với 1,5 – 2 lít rượu trắng.
- Bước 5: Đậy nắp bình ngâm rượu thật kín và đặt ở những nơi sạch sẽ, khô ráo. Ttránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Sau khoảng thời gian ngâm là 60 ngày, các bạn có thể lấy rượu ra sử dụng.
Với cách ngâm rượu tỏi nguyên củ này, rượu ngâm sẽ có màu hơi xanh. Mà không phải màu hơi ngả vàng đặc trưng giống như cách ngâm tỏi thái lát hoặc giã nhuyễn. Vì vậy, các bạn cần lưu ý đến yếu tố này khi ngâm rượu tỏi nguyên củ.
Những lưu ý khi sử dụng tỏi ngâm rượu
Ai không nên sử dụng rượu tỏi
- Những người chuẩn bị phẫu thuật: Tỏi sẽ ảnh hưởng đến tác dụng củng thuốc đông máu. Khiến máu khó đông. Rất nguy hiểm khi phẫu thuật. Chính vì thế những người này không được sử dụng tỏi và rượu tỏi.
- Với những người mắc phải bệnh gan thận và tiểu đường. Những bệnh nhân này cũng nên chú ý nếu có ý định sử dụng rượu tỏi.
- Không dùng cho trẻ dưới 3 tuổi: Trẻ con có hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện. Mà rượu và tỏi đều có mức tác động lớn tới hệ tiêu hóa, hệ thần kinh cũng như các cơ quan trong cơ thể.
- Người đang bị tiêu chảy cũng nên hạn chế sử dụng rượu tỏi.
- Người cao tuổi cũng cần phải sử dụng rượu tỏi theo những hướng dẫn cụ thể. Nếu có thì cần cần pải thường xuyên theo dói huyết áp, tình trạng tim mạch. Sau đó điều chỉnh lượng rượu cho phù hợp.
Thời gian và liều dùng
Một lưu ý nữa là sau khi sử dụng khoảng 2 – 3 tuần nên giảm dần liều dùng. Lưu ý chỉ dùng ở mức độ vừa để đảm bảo duy trì đủ duy trì tác dụng điều trị bệnh. Ngoài ra, với những người dùng rượu tỏi để điều trị cao huyết áp và phòng ngừa các bệnh về tim mạch. Để mang lại hiệu quả cao nhất, nên kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý. Theo đó, các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, ít chất béo bão là những gì mà người bệnh nên tăng cường bổ sung.
Rượu tỏi là bài thuốc được sử dụng để điều trị rất nhiều bệnh lý khác nhau. Bạn có thể dùng rượu tỏi chữa bệnh dạ dày, viêm xoang. Rượu tỏi chữa yếu sinh lý, các bệnh xương khớp… Nắm rõ cách ngâm rượu tỏi và cách dùng sẽ giúp bạn sử dụng bài thuốc được an toàn, hiệu quả.
>> Xem thêm: