Người bị bệnh dạ dày nên ăn uống như thế nào?

Mỗi ngày dạ dày phải hoạt động với tần suất liên tục để tiêu hóa đồ ăn chúng ta nạp vào cơ thể. Do vậy, dạ dày là một trong những cơ quan nội tạng hay gặp vấn đề nhất trong cơ thể người. Dưới đây là những lưu ý trong việc ăn uống để bảo vệ dạ dày cho những người mắc bệnh hoặc muốn phòng bệnh. 

Những lưu ý giúp bảo vệ dạ dày

Ăn uống điều độ: Ăn uống đúng giờ, đủ chất và lượng rất quan trọng đối với dạ dày. Dạ dày hình thành phản xạ có điều kiện, hỗ trợ bài tiết tuyến tiêu hóa, có lợi cho tiêu hóa. Bạn cần ăn đầy đủ 3 bữa 1 ngày và ăn đúng giờ. Không nên để dạ dày quá đói hoặc quá no bởi sẽ làm tăng khả năng rối loạn tiết axit dạ dày. 

Ăn ít thực phẩm ngâm muối: Trong các thực phẩm như dưa, cà muối, mắm, cá khô… chứa nhiều muối làm cho dạ dày “vất vả” hơn trong khâu xử lý. Hơn nữa, chúng còn chứa một số chất gây ung thư. Chẳng hạn dưa muối chua có chứa nitric gây ung thư. Bạn không nên ăn để tránh tác hại cho dạ dày.

Ăn chậm nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày: Khi bạn nhai kỹ, nước bọt cũng sẽ tiết ra nhiều hơn. Thức ăn được nghiền kỹ hơn giảm gánh nặng co bóp cho dạ dày. Điều này rất có lợi cho việc bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Ăn ít thực phẩm chiên rán: Đồ chiên gián ngấm dầu mỡ rất khó phân hóa. Tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Ăn nhiều có thể khiến máu nhiễm mỡ, không tốt cho sức khỏe. Người đau dạ dày được khuyến cáo không nên ăn nhiều đồ chiên rán.

Hạn chế đồ sống, lạnh: Đồ ăn sống, lạnh và kích thích mạnh có tác dụng kích thích khá mạnh đối với niêm mạc đường tiêu hóa. Nhất là niêm mạc dạ dày, dễ gây tiêu chảy hoặc viêm dạ dày.

Tránh các chất kích thích: Không hút thuốc, uông rượu chè, cà phê,.. bởi đó là các chất kích thích tác động rất mạnh lên dạ dày. Hút thuốc khiến mạch máu trong đó có mạch máu hệ tiêu hóa bị co lại. Ảnh hưởng tới việc cung cấp máu cho tế bào thành dạ dày, khiến sức đề kháng của niêm mạc dà dày giảm. Rượu bia chứa cồn, cà phê chứa caffeine, các món cay như ớt, hạt tiêu… bạn nên hạn chế để bảo vệ dạ dày.

Uống nước đúng cách: Thời điểm uống nước tốt nhất là lúc ngủ dậy vào sáng sớm và một giờ trước khi ăn. Uống nước ngay sau bữa ăn sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, dễ gây ra chứng đau dạ dày. Uống quá nhiều nước canh khi ăn cũng ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn.

Bổ sung vitamin C: Vitamin C có tác dụng bảo vệ dạ dày nếu tiêu thụ trong mức cho phép. Duy trì hàm lượng vitamin C bình thường trong dịch dạ dày có thể phát huy hiệu quả chức năng của dạ dày. Tăng cường sức đề kháng cho dạ dày. Bạn nên bổ sung vitamin C từ các loại rau củ quả.

Chú ý giữ ấm vùng bụng: Vùng bụng sau khi bị lạnh sẽ khiến chức năng dạ dày kém đi. Vì vậy, người bị bệnh dạ dày càng nên chú ý giữ ấm cơ thể nhất là vùng bụng, đừng để nhiễm lạnh.

Những thực phẩm đặc biệt tốt cho người bị bệnh dạ dày

1. Chuối

Chuối được xem là loại quả tốt cho dạ dày. Chuối có tác dụng trung hòa hàm lượng axit vượt ngưỡng cho phép trong dịch dạ dày. Làm giảm nguy cơ nóng rát, viêm tấy đường ruột. Đặc biệt, chất xơ hòa tan – pectin trong chuối tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa, táo bón và tiêu chảy.

Hơn nữa, kali trong chuối giúp làm giảm huyết áp, kiểm soát lượng natri. Natri dư thừa gây tăng huyết áp và làm tổn hại mạch máu.  

2. Táo

Giống như chuối, táo chứa nguồn pectin dồi dào. Có thể thúc đẩy sự hoạt động của dạ dày và đường ruột. Giúp cho quá trình bài tiết thuận lợi hơn, hữu ích với người bị táo bón.

Để tránh hệ tiêu hóa làm việc quá tải, bạn có thể làm sinh tố hoặc các món mứt táo yêu thích. Táo tăng khả năng chống chọi với các cơn đau dạ dày

3. Đu đủ

Đu đủ cũng là một loại quả thân thiện với dạ dày. Ăn đu đủ thường xuyên kích thích hệ tiêu hóa. Có thể giảm bớt các triệu chứng khó tiêu hoặc điều trị táo bón hiệu quả. Enzyme papain và chymopapain trong đu đủ giúp xoa dịu dạ dày. Thúc đẩy sản sinh các acidic lành mạnh cho dạ dày.

4. Gừng

Gừng như một phương thuốc đơn giản để điều trị tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu. Bạn có thể dùng gừng trực tiếp gừng tươi, bột gừng hoặc kẹo gừng. Thêm gừng trong các tách trà nóng cũng đem lại hiệu quả tương tự.

5. Cơm trắng

Nếu dạ dày của bạn có vấn đề, các thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp cải thiện tình trạng. Gạo, bánh mì nướng, hoặc khoai tây luộc là những thực phẩm chứa nhiều chất xơ. Các thực phẩm này còn giúp giảm bớt hiện tượng tiêu chảy. Chúng hấp thụ chất lỏng trong dạ dày và tiêu thụ lượng chất xơ cần thiết đào thải ra ngoài.

6. Thực phẩm thô

Thực phẩm thô là giải pháp dinh dưỡng tốt cho người rối loạn tiêu hóa, mắc các chứng bệnh về dạ dày. Thực phẩm thô không qua quá trình nấu nướng, chiên xào. Các loại hạt tự nhiên như: gạo lức, nếp lức, bắp, các loại đậu,.. Một số hạt có chất béo như mè, hạt điều, hạt bí còn nguyên lớp màng cũng tốt cho dạ dày.

Ngoài ra, thực phẩm thô chứa chất chống ôxy hóa giúp bảo vệ lớp màng tế bào ở thành trong của dạ dày.

7. Sữa chua 

Sữa chua có thành phần giúp tăng lượng vi sinh tốt bên trong thành ruột. Hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm bớt triệu chứng khó chịu trong bụng. Các sản phẩm sữa chua nguyên chất, ít hoặc không đường sẽ tốt cho dạ dày hơn các sản phẩm sữa chua nhiều hương liệu.

(Tổng hợp)