Nước thải và những điều còn tồn tại ở Việt Nam

Nước thải và những điều còn tồn tại ở Việt Nam

Vấn đề ô nhiễm môi trường ở nước ta, một phần lớn nguyên nhân là đến từ lượng nước thải không qua xử lý. 

Nước thải là gì?

Là loại nước đã qua sử dụng, chúng không còn có thể đưa ngược lại vào quá trình sử dụng trước đó. Chúng chứa nhiều các thành phần gây ô nhiễm môi trường.

Nước thải có nguồn gốc từ hộ gia đình, hoạt động công nghiệp, thương mại và nông nghiệp.

Phân loại nước thải

Chúng được phân theo nguồn gốc:

  • Nước thải sinh hoạt: do hoạt động sinh hoạt của con người gây ra.
  • Nước thải công nghiệp: Từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
  • Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem là loại nước thải tự nhiên
  • Nước thải đô thị
  • Nước thẩm thấu: Là lượng nước thải thấm vào các hệ thống thoát nước thông qua các khớp nối bị hở, các ống bị lỗi kỹ thuật,…

Các chỉ số đánh giá phân loại mức độ ô nhiễm của nước

Căn cứ vào các chỉ tiêu vật lý và chỉ tiêu hóa học người ta xác định mức độ ô nhiễm của nước:

Các chỉ tiêu vật lý:

Nhiệt độ:

Thông thường nước thải có nhiệt độ cao hơn nước thông thường từ 10 đến 14 độ C. Nhiệt độ cao hơn có thể có lợi cho hoặc không có lợi tùy vào mùa và vị trí địa lý.

Vùng có khí hậu ôn đới nước nóng có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của vi sinh vất và quá trình phân hủy. Ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ cao của nước sẽ làm thay đổi quá trình sinh hóa theo chiều hướng xấu, lượng oxi hòa tan cũng giảm đi đáng kể.

Màu sắc

Chúng có màu đen hoặc nâu. Màu của nước thường được phân thành hai dạng: màu thực do các chất hòa tan hoặc dạng hạt keo, màu biểu kiến là màu của các chất lơ lửng trong nước tạo nên.

Độ đục:

Độ đục của nước do các hạt lơ lửng, các chất hữu cơ phân hủy hoặc do giới thủy sinh gây ra. Độ đục làm ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của các sinh vật tự dưỡng. Làm giảm chất lượng nước. Ngoài ra chúng còn gây tắc nghẽn hệ hô hấp của các sinh vật. Độ đục càng cao nước nhiễm bẩn càng lớn.

Mùi:

Nước càng có mùi thì mức độ ô nhiễm càng cao.

Chỉ số hóa sinh trong nước:

Độ pH:

Môi trường tối ưu để vi khuẩn phát triển thường có độ pH từ 7-8.

Chỉ số DO:

DO là lượng oxi hòa tan duy trì sự sống cho các sinh vật dưới nước. Mức oxi hòa tan trong nước phụ thuộc vào mức độ ô nhiễm chất hữu cơ, các hoạt động của thế giới thủy sinh, các hoạt động hóa sinh, hóa học và vật lý của nước. Lượng DO càng thấp mức độ ô nhiễm của nguồn nước càng cao.

Chỉ số BOD

Là lượng oxi cần thiết cho quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong nước bằng vi sinh vật (chủ yếu là vi khuẩn) hoại sinh, hiếu khí. Chỉ số BOD càng cao, mức độ ô nhiễm của nước càng nặng.

Chỉ số COD

Nhu cầu oxy hóa học, là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa học các chất hữu cơ trong nước thành CO2 và H2O bởi một tác nhân oxi hóa mạnh. Cũng tương tự BOD,  COD càng cao mức độ ô nhiễm càng nặng.

Chỉ số vệ sinh:

Mức độ vi sinh vật có trong nước. Chúng có thể là khuẩn e- coli, chúng có thể sống trong điều kiện khắc nghiệt của môi trường, có thể gây xuất huyết đường ruột.

Cách xử lý hiện có:

Hiện nước này được phân loại và xử lý theo nhiều cách khác nhau:

Xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý

Phương pháp hóa lý:

    • Xử lý bằng công nghệ hấp phụ
    • Xử lý bằng công nghệ trao đổi ion
    • Xử lý bằng công nghệ keo tụ tạo bông
    • Xử lý bằng công nghệ thẩm thấu

Xử lý bằng công nghệ sinh học:

    1. Phương pháp kỵ khí:sử dụng nhóm vi sinh vật kỵ khí, hoạt động trong điều kiện không có oxy;
    2. Phương pháp hiếu khí: sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy liên tục. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa;

Con số biết nói

Hiện nay ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước đang đặt ra nhiều vấn đề đối với Việt Nam.

94 % người dân sử dụng nhà vệ sinh, trong đó 90% số hộ gia đình sử dụng bệ tự hoại làm công trình xử lý tại chỗ. Tuy nhiên chỉ có 4% lượng phân bùn được xử lý.

60% hộ gia đình đấu nối xả thải vào hệ thống thoát nước công cộng. Nhưng 90 % là xả trực tiếp ra môi trường, ra hệ thống tiêu thoát nước bề mặt. Chỉ có 10% lượng nước thải được xử lý.

Chúng ta có lẽ đã tưởng tượng ra lý do tại sao từng vùng luôn có những con sông lớn bị ô nhiễm. Kéo theo là hàng loạt những căn bệnh hiểm nghèo được phát hiện mỗi năm. Có lẽ chúng ta cần phải có những biện pháp quyết liệt hơn từ phía chính quyền.

Chỉ 13 % lượng nước thải được xử lý
Chỉ 13 % lượng nước thải được xử lý

Đây là thông điệp Worldbank gửi tới chính quyền nước ta:

  • Lập quy hoạch vệ sinh môi trường cho toàn thành phố, lưu vực sông.
  • Hoàn thiện các quy định thể chế và pháp luật ở địa phương.
  • Lựa chọn xây dựng hệ thống xử lý phân tán hay tập trung theo điều kiện của địa phương.
  • Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp.
  • Đảm bảo thực hiện đấu nối hộ gia đình trong quá trình phát triển hệ thống thoát nước và xử lý nước thải.
  • Lập lộ trình tăng doanh thu và tiến tới thu hồi chi phí.
  • Nâng cao năng lực cho các đơn vị có liên quan ở địa phương.
  • Nâng cao nhận thức của khách hàng sử dụng dịch vụ vệ sinh môi trường.