Ô nhiễm nước giếng khoan, mối nguy đối với sức khỏe

Nước giếng khoan là nguồn nước ngầm nằm sâu dưới lòng đất. Nhiều người nghĩ rằng, do nằm dưới lòng đất nên nước giếng khoan không bị ô nhiễm, hoặc có ô nhiễm nhưng không đáng kể. Đây là suy nghĩ hết sức sai lầm.

Nước giếng khoan khác gì nước máy?

Nước giếng khoan là nước được lấy từ mạch nước ngầm nằm sâu dưới lòng đất. Người ta thường khoan sâu xuống lòng đất tạo thành một cái giếng để lấy nước.  Hiện nay, chỉ còn rất ít người sử dụng giếng nước lộ thiên như xưa. Hầu như miệng giếng đã khép kín  vào bằng diện tích một đường ống, bơm thẳng nước trực tiếp lên téc, bình đựng nước. Nước giếng khoan không qua bất kỳ nhà máy nào để xử lý ô nhiễm, nguồn nước ngầm được bơm trực tiếp lên để sử dụng.

Nước máy là nguồn nước mặt có sẵn ở các con sông lớn. Nước này được đưa qua hệ thống xử lý nước ở các nhà máy nước. Nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn nhất định về độ “sạch” sẽ được đưa vào các đường ống đến với các hộ sử dụng.

Nước giếng khoan có ô nhiễm không? Tại sao ô nhiễm

Hầu như phần lớn những hộ gia đình còn đang sử dụng nước giếng khoan đều không kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng nước sạch. Do vậy, không thể biết chính xác nguồn nước giếng đang bị ô nhiễm những chất gì. Ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe của người sử dụng.

Nhưng có thể khẳng định chắc chắn rằng, nguy cơ ô nhiễm nước giếng khoan hiện nay rất cao. Tỉ lệ thuận với tình trạng ô nhiễm môi trường. Nước giếng khoan bị ô nhiễm do lượng nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải chăn nuôi, phân bón và thuốc trừ sâu dùng trong nông nghiệp,… ngấm vào mạch nước ngầm. Nguồn nước mặt bị ô nhiễm cũng ngấm xuống làm mạch nước ngầm ô nhiễm theo.

Nước thải không qua xử lý để loại bỏ các chất độc hại, các chất hóa học được trực tiếp xả thẳng ra môi trường như: nước thải dầu mỡ từ máy móc ở các khu công nghiệp, nước thải từ các lò luyện gang luyện thép, nước thải từ các hộ gia đình chăn nuôi gia súc gia cầm xả thẳng ra các con sông, con kênh,… Phân bón hóa học, thuốc sâu, thuốc bảo vệ thực vật của các gia đình trồng lúa, trồng cây ăn quả,…được phun thẳng xuống đất. Lâu ngày không phân hủy, theo mưa ngấm xuống mạch nước ngầm.

Một số ô nhiễm phổ biến ở nước giếng khoan và tác hại đối với sức khỏe

Nước giếng khoan có nhiều asen và amoni

Đây là chất ô nhiễm rất phổ biến trong nước giếng khoan. Chất này cực độc, tác nhân của bệnh ung thư. Được phát hiện nhiều ở địa bàn Hà Nội và các tỉnh thành vùng lân cận. Do ô nhiễm từ nguồn nước thải trong sinh hoạt và từ các khu công nghiệp

Tác hại khi sử dụng nguồn nước chứa asen – thạch tín: Sử dụng nguồn nước nhiễm asen thường gặp phải nhất là các tổn thương về da. Da dày, sừng, biến đổi sức tố, ung thư da. Sau đó là các loại ung thư nội tạng như: ung thư phổi, ung thư thận, ung thư bàng quang,..

Nước giếng khoan nhiễm sắt, mangan

Nước giếng khoan có sắt, mangan có đặc điểm là khá trong và có mùi tanh. Tuy nhiên khi để lâu trong không khí nước sẽ chuyển sang màu vàng, vàng đục hoặc nâu đỏ. Thỉnh thoảng có váng màu vàng nổi trên bề mặt.

 Tác hại của việc sử dụng: Sử dụng nước nhiễm mangan, sắt gây ảnh hưởng xấu lên hệ thần kinh, tạo ra độc tố. Sử dụng lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng lên phổi, hệ thần kinh và tim mạch. Đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất chính là trẻ em.

Nước giếng khoan nhiễm mặn, nhiễm phèn

Hiện tượng nước giếng khoan nhiễm mặn tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh thành ở duyên hải miền Trung như: Quảng Bình, Quảng Trị, Ninh Thuận… Do diện tích nước bề mặt bị nhiễm mặn nên mạch nước ngầm dưới lòng đất cũng không tránh khỏi tình trạng tương tự.

Tác hại: Sử dụng nước giếng khoan nhiễm mặn và nhiễm phèn đều không tốt cho sức khỏe. Tắm rửa bằng nước nhiễm phèn dễ làm cho các tế bào da bị khô, phồng và tróc. Dùng nước nhiễm phèn để ăn uống thì dễ mắc các chứng bệnh đường ruột.

>>Xem ngay: GIẢI PHÁP XỬ LÝ Ô NHIỄM NƯỚC GIẾNG KHOAN

Tin mới nhất: