Các chất phóng xạ có tác động vô cũng nguy hiểm đến hoạt động đời sống và sức khỏe của con người. Phóng xạ có khả năng phá hủy cơ thể ở cấp độ tế bào và tăng dần. Thường thì ở mức độ khác nhau sẽ gây những ảnh hưởng khác nhau. Mức độ tác hại cũng phụ thuộc vào thời gian và cường độ tiếp xúc. Vậy phóng xạ là gì? Tác hại của ô nhiễm phóng xạ là gì?
Ô nhiễm phóng xạ
Phóng xạ là gì?
Phóng xạ là hiện tượng một số hạt nhân nguyên tử không bền tự biến đổi. Sau, nó giải thoát năng lượng dư thừa và phát ra các bức xạ hạt nhân. Đây được gọi là các tia phóng xạ. Trong đó, các nguyên tử có tính phóng xạ được gọi là các đồng vị phóng xạ. Còn các nguyên tử không phóng xah được gọi là các đồng vị bền. Theo đó, các nguyên tố hóa học chỉ gồm các đồng vị phóng xạ sẽ được gọi là nguyên tố phóng xạ.
Ô nhiễm phóng xạ là gì?
Ô nhiễm phóng xạ chính là sự gia tăng mức độ bức xạ tự nhiên. Do các hoạt động của con người gây ra. Theo nghiên cứu, có khoảng 20% bức xạ chúng ta tiếp xúc là do các hoạt động của con người. Ví dụ các hoạt động của con người có thể liên quan đến các hoạt động có chất phóng xạ như khai thác, xử lý vật liệu phóng xạ, xử lý và lưu trữ chất thải phóng xạ. Cũng như sử dụng các phản ứng phóng xạ để tạo ra năng lượng cũng là một hoạt động gây ô nhiễm phóng xạ.
Tác hại của ô nhiễm phóng xạ
Ảnh hưởng tới sức khỏe con người
Những người nhiễm phóng xạ đều bị ảnh hưởng vì bị chiếu phóng xạ hoặc sống trong môi trường bị nhiễm bức xạ đều ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể. Gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm. Đặc biệt là các bệnh có thể biến đổi gen. Thường thì các bệnh về nhiễm phóng xạ sẽ được chia làm hai nhóm gồm nhiễm phóng xạ cấp tính và mãn tính.
Nhiễm phóng xạ cấp tính
Người bệnh có thể bị nhiễm phóng xạ cấp tính nếu bị chiếu phóng xạ với liều lượng rất lớn (>300 rem). Khi đó, các bức xạ sẽ gây rối loạn hệ thần kinh trung ương. Gây nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, kén ăn, mệt mỏi,… Vùng da bị chiếu có dấu hiệu bị tấy đỏ hoặc bỏng. Đồng thời các cơ quan máu bị tổn thương nặng nề. Dẫn đến thiếu máu, giảm sức đề kháng,… Người bệnh bị gầy yếu dần dần dẫn đến suy nhược, nhiễm trùng nặng. Thậm chí có thể gây tử vong.
Nhiễm phóng xạ mãn tính
Hầu hết các tác động của các bức xạ ở mức thấp không biểu hiện ngay. Mà phải sau một thời gian ủ bênh các biểu hiện của căn bệnh mới xuất hiện. Các triệu chứng của trường hợp này biểu hiện khá muộn. Có thể sau vào năm hoặc hàng chục năm sau. Các bệnh nhân bị nhiễm mãn tính sẽ bị suy nhược thần kinh. Dẫn đến suy nhược cơ thể. Làm rối loạn các cơ quan tạo máu. Rối loạn quá trình chuyển hóa các chất và muối khoáng trong cơ thể. Dẫn đến bị thoái hóa. Các triệu chứng thường thấy như bị đục nhân mắt, ung thư da, ung thư xương,…
Ảnh hưởng tới sinh vật
Ô nhiễm phóng xạ gây những tác hại nghiêm trọng tới sinh vật sống. Phóng xạ hủy hoại các cơ thể sống. Nó tác đông trực tiếp tới các mô tế bào, bẻ gãy các cấu trúc phân tử. Theo đó, gây ra những căn bệnh ngộ độc phóng xạ cấp tính. Nó còn làm biến đổi gen gây nên các dị tật bẩm sinh. Làm ion hóa và hủy hoạt tế bào và gây ra những đột biến di truyền quan trọng.
Ảnh hưởng tới môi trường
Môi trường nước
Nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước có thể từ các chất phóng xạ. Theo đó, một số loại phóng xạ thường được tìm thấy trong nước như Ra và K40. Đây là các chất có nguồn gốc từ tự nhiên, qua các tầng khoáng chất mà ngấm vào nước ngầm. Ngoài ra, các chất phóng xạ khác thường có nguyên nhân từ các nhà máy sản xuất năng lượng hạt nhân và các vụ thử vũ khí hạt nhân.
Các chất phóng xạ này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi tiếp xúc với các nguồn nước bị nhiễm chất phóng xạ. Ngoài ra các loại động phật dưới nước cũng có thể chết khi môi trường nước bị ô nhiễm bởi chất phóng xạ.
Môi trường đất
Các hạt nhân phóng xạ trong tự nhiên thường được sinh ra do sự tương tác của các tia trong vũ trụ. Và các bức xạ khác với khí quyển và ngưng đọng lại ở các lớp đất đá. Theo đó, các chất phóng xạ thường tồn tại trong môi trường đất chủ yếu ở dạng các đồng vị nguyên tử. Các đồng vị này chính là nguyên nhân gây nên sự ô nhiễm phóng xạ trong đất. Điều này gây giảm chất lượng đất. Nguy hiểm hơn, các chất phóng xạ này khi ngấm vào đất canh tác rồi bị gia súc ăn phải. Sau đó mang theo các chất phóng xạ đi vào cơ thể con người. Gây nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con người.
<<< Có thể bạn chưa biết? >>> Những nguyên nhân nào dẫn đến ô nhiễm đất?
Ảnh hưởng đến không khí
Các nguồn phóng xạ nguy hiểm nhất trong không khí chính là do các vụ nổ thử vũ khí hạt nhân. Các vụ nổ này tạo ra rất nhiều các chất phóng xạ vào không khí làm ô nhiễm không khí. Và gây hại trực tiếp cho con người khi hít phải. Ngoài ra, các hoạt động sản xuất trong các nhà máy nhiên liệu hạt nhân cùng các hoạt động nghiên cứu về các phản ứng hạt nhân thường phát tán các chất phóng xạ. Làm ô nhiễm môi trường khí nghiêm trọng.
Các biện pháp phòng tránh ô nhiễm phóng xạ là gì?
- Ở các vùng gần nhà má điện nguyên tử hoạt động. Hoặc có các hoạt động liên quan đến chất phóng xạ, bức xạ. Người dân nên được sơ tán, đeo khẩu trang, mặc quần áo kín người. Đặc biệt là không nên sử dụng nước ở các khu vực này. Những thực phẩm có nguồn gốc từ vùng này cũng không nên sử dụng,…
- Hạn chế hoặc ngưng sử dụng các chết phóng xạ trong quân sự. Đặc biệt là các loại vũ khí hạt nhân. Đồng thời hạn chế khai thác các mỏ quặng phóng cạ. Nếu có, phải có những thiết bị phòng hộ.
- Các cơ sở sản xuất trong nông nghiệp, công nghiệp hay lâm nghiêp, GTVT, các cơ sử nghiên cứu khoa học khi sử dụng các chất phóng xạ phải thực hiện nghiêm ngặt quy định an toàn hạt nhân.
- Việc sử dụng các tia phóng xạ trong y học cần được đảm bảo an toàn theo những quy chuẩn nhất định.
Chất phóng xạ sau khi xâm nhập vào cơ thể con người có thể tác động đến máu, xương và các bộ phận khác trên cơ thể. Chúng gây ra những căn bệnh vô cùng nguy hiểm cho con người. Chính vì thế, sau khi đã biết những tác hại của các chất phóng xạ là gì. người dân nên thực hiện ngay các biện pháp bảo vệ sức khỏe cho mình và những người xung quanh.
>>> Xem thêm: