Súc miệng bằng nước muối: Hiểu đúng về công dụng và cách dùng

Súc miệng bằng nước muối: Hiểu đúng về công dụng và cách dùng

Súc miệng bằng nước muối là cách bảo vệ sức khỏe răng miệng và phòng các bệnh về mũi họng. Phương pháp này được truyền miệng qua nhiều thế hệ và mặc nhiên được cho là đúng. Không có một công thức pha chế hay số lần súc miệng bằng nước muối cụ thể trong ngày. Điều này rất nguy hiểm!

Hiểu đúng về công dụng của việc súc miệng bằng nước muối và sử dụng khoa học để tránh tác dụng ngược khôn lường. Nếu gia đình bạn có thói quen này thì không được bỏ qua những cảnh báo dưới đây.

Súc miệng bằng nước muối có công dụng gì?

Súc miệng bằng nước muối giúp phòng ngừa một số bệnh
Súc miệng bằng nước muối giúp phòng ngừa một số bệnh

Súc miệng bằng nước muối được ông cha ta sử dụng khi chưa có kem đánh răng. Nước muối giúp ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, hôi miệng. Sau một thời gian sử dụng phát hiện nước muối còn trị ho, ngứa cổ họng nên đã được lưu truyền đến ngày nay.

Theo các nghiên cứu khoa học, dùng nước muối để súc miệng thực sự có hiệu quả. Nước muối có thành phần natri clorua giúp tăng độ pH trong miệng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Nhờ đó, việc súc miệng và rửa mũi với nước muối có những công dụng sau:

– Kháng viêm, góp phần chữa lành các vết lở loét trong khoang miệng.

– Loại bỏ mảng bám, trị hơi thở có mùi.

– Bảo vệ răng chắc khỏe.

– Duy trì độ pH tự nhiên.

– Giảm nguy cơ sâu răng.

– Hạn chế viêm nướu, nha chu.

– Vệ sinh khi chảy máu chân răng.

– Trị ho, ngứa cổ họng, đau họng.

– Ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp trên.

– Giảm nghẹt mũi, sổ mũi, ngứa và sưng đỏ.

– Làm dịu dây thanh quản khi bị khàn giọng.

Cảnh báo nguy hiểm khi súc miệng bằng nước muối

Tự pha nước muối có thể không đúng nồng độ an toàn
Tự pha nước muối có thể không đúng nồng độ an toàn

Nhiều người hiểu lầm rằng nước muối càng mặn càng diệt vi khuẩn tốt. Có người còn ngậm trực tiếp hạt muối biển để trị viêm họng. Quan điểm sai lầm này vô cùng nguy hiểm khi cả gia đình áp dụng.

Trên thực tế, muối quá mặn sẽ tích tụ làm cơ thể thừa muối. Vừa không đạt được tác dụng như mong muốn, vừa khiến cổ họng bị tổn thương. Đặc biệt là khi trong khoang miệng đã có sẵn những vết lở loét. Nước muối tự pha chế có thể bị nhiễm khuẩn làm vết loét trở nặng hơn. Bên cạnh đó, lượng muối dư thừa còn tăng nguy cơ cao huyết áp và giảm khả năng hấp thu canxi.

Trường hợp không thể mua nước muối sinh lý, bạn nên pha chế theo công thức sau: 1 lít nước + 9 gam muối. Nồng độ nước muối 0,9% là thích hợp nhất. Lưu ý nên dùng nước uống hay nước đun sôi để nguội. Pha vừa đủ dùng, đậy kín và bảo quản nơi khô ráo để tránh vi khuẩn phát sinh.

>> Xem thêm: Mưa nắng thất thường, cần làm gì để bảo vệ sức khỏe gia đình?

Sử dụng nước muối đúng cách

Sử dụng nước muối sinh lý để đảm bảo an toàn
Sử dụng nước muối sinh lý để đảm bảo an toàn

Thời tiết giao mùa dễ phát sinh các bệnh về đường hô hấp. Các dấu hiệu phổ biến thường thấy như ngứa cổ họng, ho khan, ngứa mũi, chảy nước mũi,… Khi có các triệu chứng này, việc súc miệng và rửa mũi bằng nước muối để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công là hoàn toàn có cơ sở khoa học. Tuy nhiên, việc sử dụng nước muối thế nào mới đúng thì không phải ai cũng biết.

Nhiều gia đình có thói quen tự pha nước muối để sử dụng. Tuy nhiên, cách này khó có thể đảm bảo nồng độ nước muối ở mức an toàn. Chưa kể việc pha chế và bảo quản có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Hậu quả như thế nào thì các bạn cũng có thể hình dung được.

Thay vào đó, bạn nên dùng nước muối sinh lý được bán tại các hiệu thuốc. Giá cả phải chăng và đảm bảo an toàn. Một chai nhỏ có thể sử dụng vài lần là đủ triệt vi khuẩn. Không phải lo nghĩ vấn đề thời gian bảo quản hay hạn sử dụng.

Cách súc miệng với nước muối đúng chuẩn

Bạn đã súc miệng với nước muối đúng cách chưa?
Bạn đã súc miệng với nước muối đúng cách chưa?

Từ “súc miệng” có thể khiến chúng ta hiểu lầm rằng chỉ cần súc vào nhả ra ngay như khi đánh răng hằng ngày. Đây cũng là một quan điểm dân gian sai lầm. Tham khảo ý kiến bác sĩ, việc súc miệng với nước muối phải kéo dài từ 3 – 5 phút mới có tác dụng. Nghĩa là bạn cần ngậm và đảo nước muối trong miệng.

Nếu muốn súc họng thì bạn nên súc miệng trước 30 – 60 giây. Sau đó súc họng bằng cách ngậm nước muối ngửa cổ ra sau. Khi cảm giác nước muối chạm vào cuống họng thì dùng hơi “khò” nước muối lên phía trên. Cố gắng không nuốt nước muối. Thời gian súc họng khoảng 2 – 3 phút là ổn. Có thể làm vài lần cho đến khi cổ họng hết ngứa. Đây là phương pháp triệt cảm ho hiệu quả.

Sau khi vệ sinh xong với nước muối, bạn nên súc miệng lại với nước lọc để làm sạch hoàn toàn khoang miệng. Đồng thời loại bỏ lượng muối dư thừa, tránh đi vào cơ thể. Nên súc miệng với nước muối từ 1 – 2 lần mỗi ngày nếu bị đau họng, sau bữa ăn. Nếu không có triệu chứng gì, bạn chỉ nên súc nước muối 2 – 3 lần một tuần là ổn.

Súc miệng bằng nước muối là cách phòng ngừa, không phải liều thuốc chữa bệnh tuyệt đối. Trường hợp cảm cúm nặng, ho khan kéo dài, đau họng khô rát,… nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Điều trị bệnh nhanh chóng và dứt điểm để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.