Theo các chuyên gia dinh dưỡng, măng tây là loại rau xanh chứa nhiều dưỡng chất. Mang lại nhiều lợi ích về mặt sức khỏe và có thể được chế biến bằng nhiều cách khác nhau. Măng tây mang lại giá trị sức khỏe cao cùng nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về tác dụng của măng tây nhé!
Dinh dưỡng trong măng tây
Măng tây rất giàu chất xơ, đạm, glucid, các vitammin K, C, A, pyridoxine (B6), riboflavin (B2), thiamin (B1), acid folid,… Các chất khoáng cần thiết cho cơ thể con người như: Kali, magnê, canxi, sắt, kẽm,… Nó cũng chứa crom, một khoáng chất giúp cải thiện khả năng tiết insulin của cơ thể để loại bỏ glucose từ các tế bào, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Măng tây thường có 3 loại: măng tây xanh, trắng và tím. Trong đó, măng tây xanh là phổ biến hơn cả. Măng tây trắng thường mềm hơn và mùi vị nhẹ hơn măng xanh. Chất xơ trong măng trắng cũng ít hơn măng xanh. Còn măng tây tím giống măng trắng, chỉ khác màu nhưng ngọt hơn măng trắng và cả măng xanh.
Tác dụng của măng tây
Giúp giảm cân
Măng tây không chỉ ít chất béo, ít calo mà còn chứa rất nhiều chất xơ hòa tan và không hòa tan, vì vậy măng tây là sự lựa chọn khôn ngoan khi bạn đang tìm cách giảm cân. Chất xơ nhiều trong măng tây giúp tiêu hóa chậm nên bạn cảm thấy no trong các bữa ăn. Chính vì thế, măng tây là một thực phẩm thường xuyên có mặt trong các thực đơn giảm cân.
Cải thiện hệ tiêu hoá
Măng tây chứa ít calo nhưng dồi dào chất xơ và nước. Nhờ đó, khi ăn măng tây, chúng ta sẽ cảm thấy no nhưng không bị cảm giác đầy bụng.
Hàm lượng chất xơ cao trong măng tây rất có lợi cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Nó kích thích nhu động ruột, thúc đẩy tiêu hóa và thải độc tố trong hệ đường ruột. Bên cạnh đó, chất inulin và một prebiotic trong măng tây giúp nuôi dưỡng các lợi khuẩn, cải thiện chức năng tiêu hóa và đào thải độc tố.
Bà Eliza Savage, Giáo sư Nghiên cứu Dinh dưỡng tại Middleberg (thành phố New York) cho biết: “Măng tây là thực phẩm tuyệt vời, phù hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, giúp bạn thực hiện tốt mục tiêu giảm cân. Để tăng thêm giá trị dinh dưỡng, bạn có thể chọn cách ăn măng tây với hai quả trứng luộc hay cá hồi”.
Tốt cho sự phát triển của hệ xương khớp
Măng tây chứa nhiều vitamin A, C và K cùng các khoáng chất như sắt, kali. Vitamin A và vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh mẽ, bảo vệ cơ thể khỏi sự tác động của các tác nhân gây lão hóa như: Khói bụi, căng thẳng. Trong khi đó, khoáng chất kali có tác dụng hạ huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ và ngăn chặn sự mất cơ bắp.
Ngăn ngừa lão hóa
Măng tây có chứa một chất chống oxy hóa gọi là glutathione. Có tác dụng bảo vệ da trước tác hại gây ra từ ánh nắng mặt trời.
Bảo vệ đường tiết niệu
Không chỉ là món ăn ngon miệng, măng tây còn được xem là “thần dược” có tác dụng lợi tiểu. Theo đó, nó thúc đẩy đi tiểu thường xuyên hơn. Từ đó, loại bỏ tất cả các chất độc hại và muối thừa ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn cho thấy măng tây còn có tác dụng chống lại bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI).
Măng tây chứa rất nhiều vitamin C và vitamin A. Đây là 2 chất kháng oxy hóa hàng đầu bảo vệ da vững vàng trước sự xâm lăng của những gốc tự do. Vitamin C còn giúp cho sự tổng hợp collagen. Collagen là một loại protein có tác dụng nâng đỡ da và ngăn ngừa sự lão hóa da.
Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi
Folate là một loại vitamin rất quan trọng trong việc làm giảm sự thay đổi của dị tật bẩm sinh. Đặc biệt ở não và tủy sống của thai nhi. Trong khi đó, măng tây dồi dào hàm lượng folate là lựa chọn dinh dưỡng tuyệt vời dành cho bà bầu. Ngoài ra, chị em trong độ tuổi sinh sản cũng nên ăn nhiều măng tây để tốt cho sức khỏe. Tăng cường khả năng thụ thai.
Công dụng của măng tây trong ngăn ngừa ung thư
Măng tây có chứa nhiều chất glutathione. Đây là một chất chống oxy hóa có khả năng phòng ngừa và điều trị bệnh ung thư. Ngoài ra, tác dụng của măng tây như thông tiểu, lợi tiểu, điều hòa kinh nguyệt, giảm đau khi phụ nữ đang có kinh.
Ngừa trầm cảm
Măng tây giàu folate, loại vitamin B có thể nâng cao tinh thần và giúp tránh khỏi những khó chịu. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa mức độ thấp của folate và vitamin B12 ở những người bị trầm cảm. Theo các nhà nghiên cứu, bổ sung 2 loại vitamin này hằng ngày cho bệnh nhân trầm cảm giúp giảm triệu chứng bệnh. Măng tây còn chứa hàm lượng cao tryptophan, loại axit amin cải thiện tâm trạng.
Những ai không nên ăn măng tây?
- Người bị phù nề: Nếu người bệnh bị phù nề do các chứng rối loạn suy tim hoặc thận. Tuyệt đối không ăn các món ăn chế biến từ măng tây.
- Người đang uống thuốc ngừa cao huyết áp: Măng tây được biết đến là một nhân tố đóng vai trò tích cực trong việc điều chỉnh huyết áp. Do đó, có thể giảm các rủi ro do tăng huyết áp. Tuy nhiên, nếu người bệnh tăng huyết áp và đang trong giai đoạn uống thuốc chống tăng huyết áp. Hãy thận trọng trong việc ăn măng tây vì nó có thể phản ứng với thuốc. Khiến cho huyết áp giảm xuống đột ngột gây nguy hại cho cơ thể.
- Người bị bệnh gút: Những bệnh nhân mắc bệnh gút thường có chế độ ăn uống nhằm giúp hạ axit uric huyết. Bằng cách hạn chế đưa nhân purin vào cơ thể. Mà măng tây lại nằm trong nhóm có nhân purin cao nhất (trên 150mg/100g thực phẩm). Chính vì thế, nên cần tránh cho người bị gút vì chúng có thể làm người bệnh đau khớp khi dùng.
Măng tây là loại rau xanh chứa nhiều dưỡng chất, mang lại nhiều lợi ích về mặt sức khỏe. Măng tây không chỉ tác dụng cho sức khỏe mà còn có tác dụng cho việc làm đẹp, tốt cho cả phụ nữ có thai. Lịch sử đã chứng minh, ăn măng tây và uống nước ép từ thứ cây này khiến các tế bào ung thư giảm rõ rệt trong nhiều ca bệnh nặng.
>> Các bài viết liên quan: