Nước không phải là tài nguyên vô tận. Tiết kiệm nước là điều chúng ta cần thiết phải thực hiện ngay bây giờ. Song song với quá trình này chúng ta cũng cần có công nghệ xử lý nước thải hợp lý để tận dụng tốt lượng nước ngọt hiện có.
#1. Công nghệ xử lý nước thải MBBR
MBBR là viết tắt của cụm từ Moving Bed Biofilm Reactor, là quá trình xử lý nhân tạo trong đó sử dụng các vật liệu làm giá thể cho vi sinh dính bám vào để sinh trưởng và phát triển, là sự kết hợp giữa Aerotank truyền thống và lọc sinh học hiếu khí.
Công nghệ MBBR là công nghệ mới nhất hiện nay trong lĩnh vực xử lý nước thải vì tiết kiệm diện tích và hiệu quả xử lý cao.
Công nghệ này ứng dụng cho hầu hết các loại nước thải có ô nhiễm hữu cơ. Đó là nước thải sinh hoạt, nước thải y tế, thủy hải sản, sản xuất chế biến thực phẩm, nước thải công nghiệp, dệt nhuộm,…
Bể MBBR có 2 loại: MBBR hiếu khí và MBBR thiếu khí (Anoxic), đảm bảo cho quá trình xử lý Nitơ trong nước thải.
#2. Công nghệ xử lý nước thải AAO
AAO là viết tắt của cụm từ Anerobic (kỵ khí) – Anoxic (thiếu khí) – Oxi (hiếu khí). Công nghệ AAO là quy trình xử lý sinh học liên tục, kết hợp 3 hệ vi sinh: kỵ khí, thiếu khí, hiếu khí để xử lý nước thải. Dưới tác dụng phân hủy chất ô nhiễm của vi sinh vật, nước thải sẽ được xử lý trước khi đưa ra môi trường.
Ưu điểm nổi bật của loại công nghệ này là :
- Chi phí vận hành thấp
- Có thể di dời hệ thống xử lý khi nhà máy muốn chuyển địa điểm
- Khi lượng nước thải tăng, có thể tăng công suất bằng cách nối lắp thêm các modun hợp khối mà không cần dỡ bỏ để thay thế.
AAO được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, khu trung cư, nước thải sinh hoạt,…
#3. Công nghệ xử lý nước thải hóa lý kết hợp với sinh học
Công nghệ này đã có từ lâu, nhưng sự phổ biến của nó vẫn được dùng phổ biến ở hiện tại.
Cơ chế của phương pháp hóa lý là đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó. Chất này phản ứng với các tập chất bẩn trong nước thải. Chất tạo thành là chất rắn có khả năng loại ra khỏi nước thông qua cặn lắng, hoặc dạng hòa tan không gây hại cho môi trường.
Phương pháp xử lý hóa lý thường được dùng: quá trình keo tụ, hấp phụ, trích ly, lắng cặn,…
#4. Công nghệ màng lọc sinh học MBR
MBR (Membrane Bio Reactor) là công nghệ xử lý mới với sự kết hợp giữa công nghệ màng lọc với công nghệ xử lý nước thải theo phương pháp sinh học hiếu khí.
Công nghệ MBR sử dụng các màng lọc đặt ngập trong bể xử lý sinh học hiếu khí. Nước thải được xử lý bởi các bùn sinh học và bùn này sẽ được giữ lại bởi quá trình lọc qua màng. Vì thế nâng cao hiệu quả khử cặn lơ lửng trong nước sau xử lý. Hàm lượng cặn lơ lửng bên trong bể sinh học sẽ gia tăng nhanh chóng. Đồng thời khả năng phẩn hủy sinh hoc các chất ô nhiễm trong nước thải đầu vào cũng tăng theo. Ngoài ra, nước thải sau xử lý còn loại bỏ cặn lơ lửng và có độ trong suốt cao.
Ưu điểm của công nghệ này:
- Không cần bể lắng và giảm kích thước bể nén bùn
- Không cần tiệt trùng nhờ đã khử triệt để coliform
- Công trình được tinh giản nhờ sử dụng chỉ một bể phản ứng để khử N & P mà không cần bể lắng, bể lọc và tiệt trùng.
- Trong điều kiện thay đổi đột ngột, hệ thống được điều chỉnh cho ổn định bằng kỹ thuật không sục khí – sục khí – không sục khí.
- Khắc phục được các yếu điểm (nén bùn và tạo bọt) trong phương pháp bùn hoạt tính (dùng màng khử hiệu quả Nutrient và E.coli)
- Dễ kiểm soát và bảo trì bằng hệ thống tự động
#5. Công nghệ xử lý nước thải SBR
Hệ thống SBR là hệ thống dùng để xử lý nước thải sinh hoạt chứa chất hữu cơ và nito cao. Xử lý nước thải với bùn hoạt tính theo kiểu làm đầy và xả cặn. Hệ thống gồm 5 pha diễn ra liên tục. Lần lượt là: Fill (Làm đầy), React (Pha phản ứng, thổi khí), Settle( lắng), Draw (rút nước), Idling (ngưng).
Ưu điểm của công nghệ:
- Đặc điểm nổi trội ở bể SBR không cần tuần hoàn bùn hoạt tính. Hai quá trình phản ứng và lắng đều diễn ra ở ngay trong một bể. Bùn hoạt tính không hao hụt ở giai đoạn phản ứng. Và không phải tuần hoàn bùn hoạt tính từ bể lắng để giữ nồng độ;
- Kết cấu đơn giản và bền hơn;
- Do vận hành bằng hệ thống tự động nên hoạt động dễ dàng và giảm đòi hỏi sức người. Nhưng đây cũng là một nhược điểm chính vì đòi hỏi nhân viên phải có trình độ kỹ thuật cao;
- Dễ dàng tích hợp quá trình nitrat/khử nitơ cũng như loại bỏ phospho;
- Các pha thay đổi luân phiên nhưng không làm mất khả năng khử BOD khoảng 90-92%;
- Giảm chi phí xây dựng bể lắng, hệ thống đường ống dẫn truyền và bơm liên quan;
- Lắp đặt đơn giản và có thể dễ dàng mở rộng nâng cấp.
Vai trò của nước là vô cùng quan trọng đối với sự sống trên trái đất. Nước ngọt là nước sử dụng trong hầu hết các hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, lượng nước này chiếm không nhiều. Việc xử lý nước thải đưa nước quay trở về tái sử dụng là điều cần thiết phải làm.
⇒ Đọc thêm:
Cách tiết kiệm nước trong gia đình bạn có thể thực hiện