Selen là nguyên tố vi lượng cần thiết từ làm đẹp đến tăng cường hoạt động cơ thể, ngăn nguy cơ hình thành ung thư. Tuy nhiên bổ sung quá mức sẽ tạo hiệu ứng ngược.
Selen là gì?
Selen – trong hóa học được ký hiệu là Se, là một phi kim, có tác dụng hóa học tương tự với lưu huỳnh và telua, có sẵn trong tự nhiên. Với số lượng nhiều nó gây độc, tuy nhiên nó lại đóng vai trò như một nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống.
Vai trò của selen đối với cơ thể
Selen cấu tạo nên các protein enzyme có chức năng xúc tác cho phản ứng hóa học của nhiều quá trình đặc biệt là các enzyme glutathione peroxidase.
Ngăn chặn nguy cơ ung thư
Trong một loạt những xét nghiệm dành cho người bị ung thư phổi, gan, đại trực tràng, tuyến tiền liệt. Đều cho thấy tỉ lệ selen thấp một cách đáng kể so với mặt bằng chung. Tiếp đó là những thử nghiệm lâm sàng cho thấy người được cung cấp đủ Se có tỷ lệ mắc ung thư thấp hơn.
Điều này được giải thích: các enzyme glutathione peroxidase có tác dụng xúc tác cho quá trình khử H2O2 sinh ra trong quá trình chuyển hóa hoặc stress, nhiễm độc. Nhờ đó giảm đi các gốc tự do tế bào, ngăn chặn nguy cơ hình thành ung thư.
Chất chống oxi hóa
Cũng giống như trên selen gián tiếp chống lại các tế bào tự do trong cơ thể. Ngăn chặn sự xuất hiện của các nếp nhăn, nhược điểm cơ thể và các dấu hiệu lão hóa khác. Đó là lý do tại sao chúng được ứng dụng trong một số sản phẩm làm đẹp. Có khá nhiều các sản phẩm chứa selen được quảng cáo với công dụng làm đẹp như:
- Chống lão hóa, tăng độ đàn hồi của da, giảm thâm nám, tàn nhang.
- Dưỡng da, trị da khô, xóa nếp nhăn, trị sẹo
Tuy nhiên, sức mạnh của selen không hẳn là thần kỳ đến vậy. Việc bổ sung là điều cần thiết. Nhưng nhiều vượt quá lượng cơ thể cần, sẽ dẫn đến ngộ độc cho cơ thể.
Tăng cường hệ miễn dịch
Selen cùng với một vài nguyên tố khác như kẽm có tác dụng làm tăng bạch cầu hỗ trợ cho cơ thẻ chống lại các tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, virus.
Bên cạnh đó chúng còn có khả năng khử liên kết với các kim loại nặng (thủy ngân, chì, asen, Cadimi,…) cùng với một số protein đặc biệt tăng cường đào thải chúng theo đường nước tiểu.
Cải thiện tình trạng rối loạn tuyến giáp
Selen có vai trò quan trọng trong việc sản xuất và chuyển hóa hormone tuyến giáp. Chúng hỗ trợ vai trò chức năng của tuyến giáp bằng cách tham dự như là phụ phối tử cho ba hooc môn tuyến giáp đã biết là các deiodinaza. (theo Wiki)
Ngoài ra selen cũng có tác dụng trong việc:
- Ngăn ngừa HIV tiến triển thành AIDS
- Giảm nguy cơ sảy thai
- Bảo vệ chống hen suyễn
Selen có ở đâu?
Selen tồn tại ở hai dạng selen vô cơ và hữu cơ. Vô cơ thì có Selenate và selenit độc tính tương đương asen nên không được coi là nguồn bổ sung selen cho người.
Selen được được tìm thấy trong ngũ cốc nguyên hạt và sản phẩm động vật, chứ không phải ở rau củ quả tươi.
Các loại hạt có vỏ, cây học đầu, cà phê, tỏi ta, ngũ cốc, lúa mì hạt dẻ brazil,.. Nguồn động vật thì có cá, tôm, cua, sò, ốc, thịt bò, thịt lợn.
Về cơ bản chúng ta có thể nhận được đủ lượng cần thiết thông qua chế độ ăn uống đa dạng. Tuy nhiên trong một số tình huống như cơ thể tăng như cầu như trong giai đoạn sinh sản, việc bổ sung là cần thiết.
Đây là nhu cầu tiêu thụ từng lứa tuổi theo bộ nông nghiệp Hoa Kỳ USDA.
- Trẻ em từ 1 – 3 tuổi: 20mcg/ngày
- Trẻ em từ 4 – 8 tuổi: 30mcg/ngày
- Trẻ em từ 9 – 13 tuổi: 40mcg/ngày
- Từ 14 tuổi trở lên: 55mcg/ngày
- Phụ nữ mang thai: 60mcg ngày
- Phụ nữ cho con bú: 70mcg/ngày
Việc bổ sung quá liều trong một thời gian dài có thể gây ra ngộ độc. Các triệu chứng có thể gặp như: tiêu chảy, mệt, rụng tóc, đau khớp, móng tay chân đổi màu, giòn gẫy.
Cảnh báo ngộ độc selen trong nước
Ngoài có trong thực phẩm Selen cũng tồn tại trong đất dưới dạng selenate. Chúng dễ dàng xâm nhập vào dòng chảy của nước ngầm, nước mưa làm tăng lưu lượng selenate ở sông hồ. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng động.
Đặc biệt là có hộ gia đình trực tiếp dùng nước giếng khoan nước ngầm, không dùng nước máy thông thường. Nguy cơ ngộ độc nước do Se là rất cao. Nếu nghi ngờ nguồn nước gia đình đang sử dụng có lượng Se vượt mức, bạn nên mang nước đi xét nghiệm và tiến hành xây dựng hệ thống lọc nước khi có thể.
⇒ Đọc thêm:
Các chất gây ô nhiễm nguồn nước và tác hại của chúng đối với sức khỏe
Ô nhiễm chì ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào
Carbon monoxide là gì? Mức độ nguy hiểm khi nồng độ vượt quy định