Mỗi năm trên toàn thế giới, shigella ảnh hưởng ít nhất 80 triệu người với 700.000 ca tử vong. Hầu hết các trường hợp xảy ra ở các nước đang phát triển. Đặc biệt là trẻ nhỏ thường bị nhiễm nhất. Khi phát tán thành dịch, Shigella thường bắt nguồn từ các cơ sở giữ trẻ và trường học. Thậm chí, nó cũng phổ biến ở những khu vực có khách du lịch. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới tính mạng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
Shigella là gì?
Shigella là một loại trực khuẩn Gram âm tính. Loại vi khuẩn này có thể gây bệnh viêm dạ dày ruột và bệnh lỵ trực khuẩn ở người. Có 4 nhóm khác nhau của Shigella là: Dysenteriae, Flexneri, Boydii và Sonnei.
Nguyên nhân gây bệnh của shigella
Trực khuẩn Shigella có thể tồn tại trong nước ngọt, rau sống, thức ăn từ 7 – 10 ngày ở điều kiện nhiệt độ phòng. Nếu ở quần áo nhiễm bẩn, trong đất thì vi khuẩn Shigella có thể tồn tại tới 6 – 7 tuần. Ngoài ra, người nhiễm bệnh, vi khuẩn Shigella cũng có thể phát tán vi khuẩn ra môi trường theo đường chất thải.
Theo đó, một số nguyên nhân nhiễm Shigella chủ yếu là do:
- Uống nước có chứa vi khuẩn Shigella
- Ăn thức ăn được nấu bằng nước nhiễm khuẩn.
- Hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Bởi bất kỳ ai cũng có nguy cơ nhiễm Shigella. Đặc biệt, tình trạng nhiễm trùng thường gặp hơn ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.
Một số bênh thường gặp khi nhiễm khuẩn Shigella
Viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột do nhiễm khuẩn Shigella là tình trạng viêm niêm mạc đường tiêu hóa do vi khuẩn Shigella gây ra. Triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm:
– Tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa, sốt, ớn lạnh và đau người.
– Mất nước:
- Ở trẻ em: Tiểu ít, ngủ nhiều. Quấy khóc hơn bình thường, khát nước nhiều. Môi khô, mắt trũng, thóp lõm, khóc không ra nước mắt. Da nhăn nheo, tay chân lạnh và nhợt nhạt.
- Triệu chứng mất nước ở người lớn: Mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng. Đau cơ, đau đầu, mắt trũng. Tiểu ít, miệng lưỡi khô, suy nhược và dễ kích thích. Triệu chứng mất nước nặng ở người lớn bao gồm suy nhược, lẫn lộn, tim đập nhanh, tiểu rất ít và hôn mê.
Bệnh lỵ trực khuẩn
Lỵ trực khuẩn là một bệnh truyền nhiễm đường ruột nguyên nhân bởi vi khuẩn Shigella. Các triệu chứng thường bắt đầu từ một đến hai ngày sau nhiễm, với tiêu chảy, sốt, đau bụng và cảm giác muốn đi cầu ngay cả khi ruột đang bị rỗng. Tiêu chảy có thể kèm máu. Các triệu chứng thường kéo dài từ 5 đến 7 ngày.
Thường sau 1 – 2 tuần không điều trị, bệnh cũng cải thiện tự nhiên. Tuy nhiên, bệnh lỵ có thể tiến triển khác biệt tùy từng trường hợp. Cụ thể, ở thể nhẹ, bệnh nhân bị tiêu chảy nhẹ hoặc chỉ đau bụng âm ỉ, tiêu phân lỏng thoáng qua rồi tự khỏi dần. Ở thể nặng và cấp tính, bệnh nhân bị sốt cao, lạnh run, đi ngoài máu ồ ạt, rối loạn điện giải, suy tuần hoàn và có thể tử vong. Ở thể mãn tính, người bệnh bị tiêu nhầy máu kéo dài làm mất nhiều đạm, rối loạn điện giải kéo dài và suy kiệt.
Đặc biệt, đã xuất hiện một số trường hợp trẻ bị tử vong vì vi khuẩn lỵ. Nguyên nhân chủ yếu là do hội chứng tán huyết, ure máu cao hoặc sốc nội độc tố. Vì vậy, khi người bệnh có những biểu hiện trên, cần ngay lập tức được đưa đi khám để được điều trị kịp thời.
Các biện pháp phòng ngừa Shigella
Sinh hoạt
- Rửa tay thật kỹ sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng, lau khô tay đúng cách sau khi rửa. Với trẻ đang dùng tã lót, cha mẹ cần rửa tay cẩn thận sau khi thay tã cho trẻ và rửa tay trước khi nấu nướng, ăn uống. Nếu cho trẻ đi ngoài bằng bô, cần đeo găng tay khi làm sạch bô, đổ chất thải vào nhà vệ sinh, sau đó rửa bô bằng xà phòng và nước nóng rồi phơi khô.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người đang bị nhiễm khuẩn Shigella.
- Người bị nhiễm khuẩn Shigella không nên nấu ăn cho người khác.
- Giặt riêng quần áo, chăn mền của bệnh nhân.
Thực phẩm và nguồn nước
- Ăn chín, uống sôi: Bạn có thể sử dụng các loại máy lọc nước hoặc bình lọc nước mini. Để giúp nguồn nước uống được đảm bảo an toàn nhất có thể.
- Khi đi du lịch đến vùng có điều kiện vệ sinh kém, nên tránh uống nước máy, ăn kem, đá viên, động vật có vỏ, trứng, salad, thịt chưa nấu chín, trái cây đã được bóc vỏ,… vì vi khuẩn Shigella thường lây nhiễm thông qua việc uống nước bị nhiễm khuẩn hoặc ăn thực phẩm nhiễm khuẩn.
> Xem thêm: Lợi ích của bình lọc nước có thể bạn chưa biết?
Kết luận
Nếu được điều trị sớm, bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Shigella có thể khỏi nhanh trong vòng 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, với các thể bệnh nặng, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây tử vong do các biến chứng. Bởi vậy, khi có các dấu hiệu cảnh báo viêm dạ dày ruột hoặc lỵ do trực khuẩn Shigella. Gia đình cần sớm đưa bệnh nhân đi thăm khám để được điều trị đúng cách, hiệu quả.
>> Các bài viết liên quan: