Như chúng ta đã biết: Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Vào mỗi mùa hạ, khi thời tiết trở nên nắng nóng thì số trường hợp bị sốc nhiệt lại tăng cao, đặc biệt là ở trẻ em và người cao tuổi. Mặc dù các triệu chứng tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu không xử lí kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả cự kì nghiêm trọng như: hôn mê thậm chí nhồi máu não dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân và những triệu chứng thường gặp khi bị sốc nhiệt
Sốc nhiệt ( hay còn gọi là say nóng, say nắng, cảm nắng): là hiện tượng cơ thể không điều hòa nhiệt độ cơ thể kịp thời khi nhiệt độ thay đổi. Nguyên nhân là do chúng ta bị thiếu nước, tiếp xúc với nhiệt độ cao quá lâu hoặc thay đổi môi trường một cách đột ngột . Với trẻ em, người cao tuổi hoặc những người có tiền sử bệnh tim, cao huyết áp, béo phì, thiếu cân thì nguy cơ bị say nắng sẽ cao hơn.
Nhiều bênh nhân rơi vào tình trạng hôn mê sau do sốc nhiệt
Khi bị say nắng, nhiệt độ cơ thể tăng lên nhanh chóng, gây ra các triệu chứng như :
– Mệt mỏi, mắt lờ đờ.
– Cơ thể nóng ran, mặt đỏ, thân nhiệt lên đến 410C.
– Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu.
– Buồn nôn, ói mửa, mất nước.
– Tim đập nhanh.
– Nhịp thở yếu, nhanh.
– Mạch nhanh yếu, khó bắt, hoặc thậm chí không bắt được mạch.
– Trường hợp say nắng nặng, có thể hôn mê hoàn toàn và lên những cơn co giật.
Cách sơ cứu và phòng ngừa khi bị sốc nhiệt
Gặp người bị sốc nhiệt, cần phải tuân theo các bước sơ cứu sau đây:
1. Lập tức gọi cấp cứu, trong thời gian chờ xe cấp cứ đến thì nhanh chóng đưa người bị say nắng vào chỗ râm mát, có quạt, và cởi bỏ bớt quần áo không cần thiết
2. Quạt và làm ướt da bệnh nhân bằng khăn ướt hoặc vòi nước.
3. Chườm túi nước lạnh vào cổ, nách, bẹn, lưng vì đây là những khu vực tập trung nhiều mạch máu, sẽ giúp việc hạ thân nhiệt được diễn ra nhanh hơn.
4. Đánh giá mức độ của người bị say nắng bằng các lay, gọi tên,.. nếu người bị say nắng đã tỉnh táo thì có thể đỡ họ dậy, cho họ uống nước, dung dịch bổ sung chất điện giải. Còn nếu chưa tỉnh thì tiếp tục thực hiện các biện pháp sơ cứu trên.
5. Trong trường hợp cấp cứu tới chậm, bạn có thể gọi điện tới các phòng cấp cứu trong bệnh viện để được hướng dẫn thêm.
Chườm túi lạnh vào cổ, nách, bẹn để hạ nhiệt
Một số cách phòng tránh sốc nhiệt:
Khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao, bạn tốt nhất nên tránh ra ngoài trời. Trong trường hợp bắt buộc, có thể áp dụng các cách dự phòng sốc nhiệt dưới đây:
– Mặc quần áo sáng màu làm từ chất liệu thấm hút mồ hôi tốt, rộng, thỏa mái, mũ rộng vành, áo chống nắng, khẩu trang…tuyệt đối không mặc quần áo bó sát, làm từ vải tổng hợp, quần áo tối màu hấp thụ nhiệt.
– Uống nhiều nước, ngay cả khi bạn không khát để tránh tình trạng mất nước do đổ mồ hôi.
– Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF> 50
– Hạn chế vận động, thể dục thể thao khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao
– Bổ sung vitamin, chất khoáng, chất điện giải để tăng cường sức đề kháng…
Mặc quần áo bảo vệ sáng màu, che chắn kín đáo khi ra ngoài trời nắng nóng
Việt Nam chúng ta hiện nay đang chuẩn bị bước vào mùa nắng nóng kéo dài. Theo các chuyên gia khí hậu đã phân tích, do biến đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính nên nhiệt độ của trái đất ngày càng tăng mỗi năm, tình trạng nắng nóng khắc nghiệt cũng ngày càng diễn biến phức tạp và nguy hiểm hơn. Do vậy hãy tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và những ngươi thân yêu bên cạnh bạn.
Xem thêm:
– Đẹp da nhờ uống nước đúng cách
– Nước khoáng, nước tinh khiết, nước cất, nước nào tốt nhất?