10 lý do bạn nên bỏ thói quen uống nước ngọt ngay!!!

Có hàng ngàn nhãn hiệu nước ngọt trên khắp thế giới. Riêng người Việt tiêu thụ hơn 5 tỉ lít nước ngọt, trong đó  hơn 1 tỉ lít nước ngọt có ga mỗi năm. Đây là một con số đáng báo động bởi nước ngọt có ga hoàn toàn không tốt cho sức khỏe.

Dưới đây là 10 lý do để dừng và tiết chế việc sử dụng đồ uống có ga:

1. Tác nhân của thừa cân béo phí, bệnh Tiểu đường

Nếu bạn uống 2 lon nước ngọt có ga mỗi ngày, vòng eo của bạn sẽ tăng lên theo độ 500%. Theo một nghiên cứu trên động vật tại Đại học Purdue (Mỹ), chất ngọt nhân tạo có thể phá vỡ khả năng điều chỉnh lượng calo của cơ thể. Uống nước ngọt thường xuyên có khả năng ăn nhiều hơn, thèm ăn hơn. Dẫn đến thừa cân và béo phì. Kể cả những người uống nước ngọt không đường dành cho người ăn kiêng cũng không ngoại lệ

Uống nước ngọt thường xuyên dẫn đến bèo phì và tiểu đường

Nước ngọt làm cơ thể kháng insulin dẫn đến các triệu chứng về chuyển hóa liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2. Vai trò của insulin trong cơ thể là hướng dẫn glucose từ máu vào tế bào một cách chính xác. Nhưng khi bạn tiêu thụ dư đường dưới dạng nước ngọt có ga, chính bạn đang bắn phá cơ thể của mình, buộc tuyến tụy phải tạo ra ngày càng nhiều insulin để xử lý.

Nghiên cứu của Trường Y tế công cộng Harvard chỉ ra rằng uống 1-2 đồ uống có ga mỗi ngày tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường 26%, so với những người uống một lần mỗi tháng.

2. Tăng tốc độ lão hóa

Thói quen uống nước ngọt có ga sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa trong cơ thể. Nước ngọt, bao gồm cả loại dành cho người ăn kiêng đều chứa Axit Photphoric. Chất này giúp tăng hương vị, nồng độ và tăng khả năng bảo quản, kéo dài hạn sử dụng bằng cách chống vi khuẩn và nấm mốc. Tạp chí Fasebj từng công bố nghiên cứu cho thấy những con chuột có nồng độ phosphate cao chết sớm hơn 5 tuần so với những con chuột có nồng độ phosphate bình thường,…

Nếu bạn thường xuyên uống nước ngọt, hãy thử dừng lại và chỉ uống nước lọc một thời gian. Sau đó, hãy quan sát làn da của mình xem nó có sáng hơn và căng hơn không nhé!

3. Nguy cơ mắc các bệnh Tim mạch

Lượng Fructose cao trong nước ngọt có ga làm tăng hội chứng chuyển hóa. Từ đó tăng hàm lượng Cholesterol, gây bệnh tiểu đường và tim mạch.

Một nghiên cứu công bố năm 2014 cho thấy những người tiêu thụ 17-21% calo từ đường có  nhiều khả năng chết vì bệnh tim hơn so với những người chỉ tiêu thụ 8%.

Để dễ hình dung, một lon nước ngọt thường chứa 8,75 muỗng cà phê đường – nhiều hơn giới hạn khuyến cáo, mặc dù đây chắc chắn không phải là lượng đường duy nhất trong khẩu phần hàng ngày của bạn.

4. Bệnh về gan, thận

Nước ngọt có ga thường tạo ra các loại mỡ thừa trên cơ thể. Mỡ xung quanh các cơ quan nội tạng (gan, thận, ruột,..) Tiêu thụ nước ngọt nhiều sẽ tăng hơn 100% mỡ gan và mỡ xương. Dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. Dấu hiệu ban đầu của việc tăng mỡ nội tạng là bụng to lên. Nếu thấy bụng mình ngày càng phình to, hãy kiềm chế lượng đường hấp thụ càng sớm càng tốt.

Đồ uống này có chứa hàm lượng axit phosphoric cao, có thể gây ra rối loạn tiết niệu, sỏi thận và các vấn đề về thận mạn tính khác.

Nhiều nghiên cứu cho thấy những người uống 2 lon nước ngọt có ga mỗi ngày tăng 5 lần nguy cơ xơ gan và ung thư gan. Chỉ sau 20 phút uống nước ngọt, lượng đường trong máu tăng đột ngột, dẫn đến tăng insulin. Khi đó, gan sẽ phản ứng bằng cách chuyển hóa đường thành chất béo. Điều này có thể gây ra bệnh gan nhiễm mỡ, vấn đề liên quan đến cholesterol cao và huyết áp cao.

5. Phá hủy men răng

Với độ pH là 3.1, nước ngọt có tính axit cao. Axit có khả năng hòa tan men răng, vì vậy người lớn uống nhiều hơn 3 lon nước ngọt mỗi ngày sẽ có sức khỏe răng miệng kém. Hiệp hội Nha khoa Anh cho biết axit carbonic trong nước có ga làm xói mòn men răng, tăng nguy cơ sâu răng.

Tác hại của nước ngọt có ga đối với răng của trẻ

Trên thực tế đã có rất nhiều trẻ em gặp phải tình trạng mòn răng, cụt răng do uống quá nhiêu nước ngọt có ga. Y học cũng ghi nhận trường hợp một phụ nữ cũng đã phải nhổ bỏ tất cả răng vì uống quá nhiều loại nước ngọt ăn kiêng

6. Các chất gây nghiện, chất kháng cháy, chất tạo màu độc hại

Loại đường sử dụng trong các loại nước ngọt kích thích sự phóng thích dopamine, chất dẫn truyền nội tiết thần kinh trong não, làm cho chúng ta cảm thấy tươi khỏe và hưng phấn. Do đó chúng ta rất thèm cảm giác được uống đồ ngọt

Một số loại nước ngọt có chứa chất chống cháy có độc tính cao. Nó được dùng làm một thành phần trong nước ngọt để ngăn chặn mùi hương bị tách biệt với nước uống. Hóa chất này có liên quan đến các vấn đề rối loạn thần kinh, mất trí nhớ, và tổn thương da.

Các chất tạo màu được sử dụng trong nước ngọt tạo thẩm mỹ

Chất caramel tạo màu. Màu nâu hay màu caramel tạo nên hình ảnh quen thuộc cho các hãng nước ngọt có chứa 2 chất ô nhiễm gây ra ung thư ở động vật – 2-methylimidazole và 4-methylimidazole. Chất caramel được sử dụng hoàn toàn cho mục đích thẩm mỹ, không ảnh hưởng đến mùi vị sản phẩm

7. Gây bệnh hen suyễn

Hóa chất sodium benzoate được sử dụng làm chất bảo quản trong nước ngọt làm tăng lượng muối, giảm chất khoáng kali trong thức ăn. Một số nghiên cứu cho thấy sodium benzoate còn gây ra phát ban, hen suyễn và bệnh chàm.

8. Loãng xương

Dấu hiệu nhận biết xương bị loãng hay không

Do chứa axit photphoric, uống nước ngọt ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, dẫn đến các vấn đề như xương yếu, loãng xương. Ngoài ra, axit photphoric có thể tương tác với axit dạ dày dẫn đến tiêu hóa chậm, đồng thời chặn quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng của cơ thể.

9. Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản

Nước ngọt có chứa chất gây rối loạn nội tiết bisphenol A (chất nhân tạo để sản xuất nhựa PC). Chất này góp phần làm tăng nguy cơ ung thư, tàn phá hệ thống nội tiết, gây dậy thì sớm và nguy cơ vô sinh cao.

10. Liên quan đến bệnh Alzheimer

Kháng Insulin do hấp thụ quá nhiều đường từ nước ngọt có liên quan chặt chẽ tới bệnh Alzheimer.

Từ bỏ thói quen uống nước ngọt. Thay vào đó hãy uống nước lọc nhiều hơn. Càng sớm càng tốt!

Tin mới nhất:

Nước khoáng, nước suối, nước tinh khiết. Uống nước nào tốt nhất?

Hiểm họa khôn lường từ nguồn nước ô nhiễm

Giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống lành mạnh

Uống thiếu nước hoặc thừa nước đều có nguy cơ tử vong?