Thiếu máu là bệnh thường gặp, thiếu máu nhẹ thường không có triệu chứng và được phát hiện tình cờ qua kiểm tra sức khỏe hoặc xét nghiệm một bệnh lý khác. Thiếu máu nặng, nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe của bạn
1. Nguyên nhân gây thiếu máu
Bệnh thiếu máu là tình trạng máu có số lượng hồng cầu thấp hơn so với bình thường.
Bệnh thiếu máu cũng có thể xảy ra nếu các hồng cầu không chứa đủ hemoglobin. Hemoglobin là một protein giàu chất sắt làm máu có màu đỏ. Protein này giúp các hồng cầu mang oxy từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể.
Nếu bạn bị thiếu máu, cơ thể bạn không nhận được đủ máu giàu oxy khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc yếu. Bạn cũng có thể có các triệu chứng khác như chóng mặt khi đứng lên, đầu óc quay cuồng, khó thở, hay nhức đầu,…
Các loại khác của thiếu máu bao gồm:
-
- Thiếu máu do thiếu B12;
- Thiếu máu do thiếu folate;
- Thiếu máu do thiếu sắt;
- Thiếu máu do bệnh mãn tính;
- Thiếu máu tán huyết;
- Thiếu máu bất sản vô căn;
- Thiếu máu hồng cầu khổng lồ;
- Thiếu máu ác tính;
- Thiếu máu hồng cầu hình liềm;
- Thiếu máu địa trung hải (Thalassemia).
2. Biểu hiện cơ thể đang bị thiếu máu
-
- Da và bên trong mí mắt có màu nhợt nhạt
- Nhịp tim không đều
- Thường xuyên mệt mỏi, buồn ngủ, khó tập trung
- Móng tay dễ gãy, môi nứt nẻ
- Sắc mặt vàng vọt hoặc xanh xao
- Thường xuyên buồn ngủ dù ngủ đủ 7-8 tiếng. Ngủ mơ màng.
- Hay tê phù chân tay
- Tóc dễ rụng, số lượng tóc đỏ hoặc tóc trắng tăng lên
- Đối với phụ nữ: Kinh nguyệt không đều, 2-3 tháng không có, hoặc lượng kinh nguyệt quá nhiều.
3. Chế độ dinh dưỡng cho người bị thiếu máu
- Đảm bảo chế độ ăn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là protein. Tỷ lệ protein động vật/tổng số protein là >50%
- Bổ sung sắt bằng thực phẩm: Thịt đỏ, rễ củ cải đỏ, gan động vật, rau bina, bông cải xanh, đậu lăng và đậu, quả hạch, các loại hạt…hàng ngày. Hoặc uống viên sắt (nếu thiếu máu do thiếu sắt)
- Tăng lượng folate trong thức ăn hàng ngày: Rau xanh, đậu, đu đủ, trái cây họ cam quýt, các loại ngũ cốc…
- Thực phẩm giàu vitamin B12 bao gồm: Thịt, trứng, sữa, cá, hải sản…
- Hạn chế sử dụng các chất gây ức chế hấp thu sắt: Trà, cà phê, đậu đỗ cả vỏ, canxi, ăn chay
- Ăn các thức ăn tăng cường hấp thu sắt: Protein động vật, vitamin c.
(Tổng hợp)