Bảo vệ nguồn nước là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta. Tuy nhiên bản thân chúng ta cần làm gì thì không phải ai cũng rõ. Sau đây là vài cách chúng ta có thể thực hiện để góp phần xây dựng nguồn nước an toàn cho chính mình và cho tương lai.
Tại sao cần bảo vệ nguồn nước?
Nước chiếm 66% trọng lượng cơ thể. Là dung môi của hầu hết các chất chuyển hóa dưới dạng hòa tan. Nước tham gia vào nhiều phản ứng hóa học trong cơ thể. Tham gia bài tiết các chất độc ra khỏi cơ thể qua con đường nước tiểu hay tuyến mồ hôi. Nước giúp điều hòa thân nhiệt.
Vai trò của nước đối với trái đất là không thể thay thế.
Ngoài ra, ô nhiễm nước có thể làm hỏng một nguồn nước mãi mãi. Như vậy khả năng được tiếp cận và sử dụng nước sạch của một bộ phận có thể giảm đi đáng kể.
Nói tóm lại, nước rất cần thiết cho sự sống của con người, nhưng nguồn nước không phải vô tận. Do đó, chúng ta cần biết cách bảo vệ nguồn nước của chính mình.
Những nguyên tắc bảo vệ nguồn nước
Để có nước sạch sử dụng chúng ta cần dựa theo 3 nguyên tắc: Phòng ngừa, duy trì và khắc phục.
Phòng ngừa: Không thải chất thải, chất ô nhiễm hoặc nước chưa xử lý ra ngoài môi trường.
Duy trì: Xử lý nước ô nhiễm trước khi đưa ra ngoài môi trường, đánh giá mọi khả năng ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước.
Khắc phục: Xử lý, tại tạo lại vùng, nguồn nước ô nhiễm.
Cách chúng ta có thể làm để bảo vệ nguồn nước.
Xử lý chất thải đúng cách
Đầu tiên, cần lựa chọn các sản phẩm ít tạo chất thải cho môi trường nhất. Đó có thể là sản phẩm hữu cơ, thành phần lành tính với thiên nhiên, nguồn nước. Hoặc sử dụng loại có khả năng tái chế, an toàn cho môi trường.
Sản phẩm bột giặt, dầu rửa bát, nước tẩy rửa lau sàn, bồn cầu, … tất cả đều cần được lựa chọn sản phẩm thân thiện với môi trường.
Thứ hai, hạn chế sử dụng các bao bì ni lông, túi đựng thực phẩm. Tránh sử dụng sản phẩm dùng một lần, như cốc nhựa, hộp thức ăn nhanh. Đối với các sản phẩm thường xuyên tiêu dùng như dầu rửa bát, dầu gội có thể sử dụng loại mua theo cách đong. Hành động này không chỉ khiến bạn tiết kiệm chi phí còn giúp bảo vệ môi trường.
Thứ ba, hãy tận dụng bất kỳ sản phẩm nào bạn có thể tái chế. Môi trường sẽ rất cảm ơn bạn, ngược lại bạn cũng có thể cảm nhận cảm giác tích cực từ sự sáng tạo không ngờ này.
Thứ tư, để rác đúng nơi đúng vị trí.
Phân loại rác, rác thải điện tử, rác hữu cơ, rác vô vơ. Hành động này sẽ giảm thiểu khả năng phát tán những chất độc hại ra môi trường. Đặc biệt là rác thải điện tử, mức phát tán là cực lớn, nếu không có quá trình xử lý đúng ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất là khó tránh khỏi.
Sử dụng hệ thống tự hoại đúng cách
Hầu hết các gia đình hiện nay đã có hệ thống tự hoại hiện đại. Hệ thống thải ngầm bên dưới sẽ gồm có 3 ngăn. Ngăn đầu tiên chứa chất thải ngầm, ngăn thứ 2 là ngăn lắng, ngăn thứ 3 là ngăn lọc. Từ ngăn lọc này nước thải sẽ được chuyển ra ngoài đường cống chung của khu vực.
Sau một thời gian sử dụng bể chứa chất thải sẽ bị đầy. Lúc này từng gia đình cần có các biện pháp xử lý hút bể cần thiết. Trung bình từ 3 – 5 năm hoạt động này cần được thực hiện một lần. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng vỡ bể, hoặc tràn chất thải ra bên ngoài gây khó khăn cho quá trình bảo vệ nguồn nước.
Những điều bạn cần biết khi sử dụng một giếng nước
Hiện nay 90% dân số nước ta đều đã được tiếp cận với nguồn nước máy sử dụng. Tuy nhiên nước máy vẫn chưa thích hợp cho hoạt động tưới tiêu hàng ngày. Đây cũng chính là lý do nhiều hộ gia đình đào riêng cho mình một giếng nước.
Để bảo vệ nguồn nước cũng như khắc phục các khả năng ô nhiễm nguồn nước, hộ gia đình cần biết:
- Kiểm tra chất lượng nước định kỳ một năm một lần
- Giữ các chất gây ô nhiễm tiềm ần (khu vực chăn nuôi, hệ thống tự hoại, nguồn nhiên liệu) các xa khu vực xây giếng.
- Xây dựng các bể lọc nước giếng để đảm bảo nguồn nước sử dụng.
Xem thêm: Dấu hiệu và cách xử lý nước giếng khoan bị ô nhiễm
Xây dựng bể lọc nước giếng khoan cần những vật liệu lọc nào?
Tránh những hành động gây ô nhiễm trong nông nghiệp
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp: chăn nuôi, trồng cấy,… đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước.
Để bảo vệ nguồn nước, người dần cần ý thức được những ảnh hưởng mà hoạt động nông nghiệp có thể tạo ra.
Đối với chăn nuôi, cần kết hợp với chăn nuôi công nghệ cao. Hệ thống xử lý chất thải đồng bộ, tuyệt đối tránh trường hợp chất thải trực tiếp ra bên ngoài. Khu vực chăn nuôi cần có biện pháp quây rốt xử lý hợp vệ sinh.
Đối với cây trồng, việc sử dụng phân bón là khó tránh khỏi. Điều cần ở đây là đúng thời gian đủ liều lượng. Nếu không dư lượng dư thừa sẽ có thể làm ô nhiễm đất. Từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nguồn nước.
Các hoạt động sản xuất công nghiệp cũng cần tham gia vào chuỗi hành động bảo vệ môi trường. Đối với nguồn nước, tuân thủ chặt chẽ theo quy định của bộ tài nguyên và môi trường là thực sự cần thiết.
Tiết kiệm nước
Nước – đặc biệt là nước ngọt không phải là nguồn tài nguyên vô hạn. Tỉ lệ xử lý nước thải không phải là 100%. Để bảo vệ nguồn nước, cũng như duy trì cho tương lai chúng ta cần tiết kiệm nước.
Đọc thêm: BOD là gì? Điều kiện đo chỉ số BOD trong nước và cách xử lý
Dựa theo safewater