Vitamin là những chất hữu cơ rất cần thiết cho sự phát triển của con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vitamin được xem là chất xúc tác giúp cơ thể hấp thụ nhiều dưỡng chất khác nhau và góp phần phát triển trí não, cơ thể của trẻ. Mỗi loại vitamin sẽ có một tác dụng riêng nên do đó khi trẻ thiếu từng loại vitamin sẽ có những biểu hiện khác nhau. Cùng tìm hiểu ngay về những dấu hiệu trẻ thiếu vitamin sau đây.
> Tham khảo:
- Những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ do nguồn nước ô nhiễm gây ra
- 5 mẹo chữa viêm họng tại nhà hiệu quả
- Bật mí cách chữa dị ứng thời tiết đơn giản tại nhà
Dấu hiệu trẻ thiếu vitamin A
Khi trẻ nhỏ có những biểu hiện như sợ ánh sáng, ít nước mắt. Da bị khô ráp, sần sùi thậm trí bong vẩy là dấu hiệu cho thấy trẻ đang thiếu vitamin A.
Trẻ thiếu hụt vitamin A thường rất chậm lớn, thường xuyên mệt mỏi và ít hiếu động hơn. Mẹ nên bổ sung vitamin này cho trẻ bằng cách cho con bú sữa mẹ. Mẹ bé phải bổ sung những thực phẩm có chứa nhiều vitamin A như cà rốt, bí ngô,… và uống vitamin A định kì 6 tháng/lần. Ngoài ra, thực đơn của bé cũng nên giàu mỡ và bổ sung thêm nhiều loại thức ăn có chứa vitamin A như gấc, đu đủ, rau ngót, trứng, gan,…
Vitamin B1
Vitamin B1 rất cần để tổng hợp acetincholin – một loại chất cần thiết cho hoạt động thần kinh của trẻ. Dấu hiệu trẻ thiếu vitamin B1 thường thấy nhất khi trẻ tăng cân chậm, đi tiểu ít và thường xuyên quấy khóc. Có những trường hợp bé chán ăn, hoặc bé bị táo bón hay tiêu chảy. Khi trẻ có những dấu hiệu trên bạn nên bổ sung vitamin B1 vào thực đơn cho bé ngay.
Vitamin B1 rất dồi dào trong sữa mẹ. Ngoài ra, còn có nhiều trong ngũ cốc nguyên cám, trứng, sữa bò,… Tuy nhiên, vitamin B1 sẽ bị phá hủy khi ở nhiệt độ cao. Vì thế không nên nấu rau, ngũ cốc quá chín. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho trẻ uống hay tiêm vitamin B1 theo chỉ định của bác sĩ.
Vitamin B6
Nếu thiếu vitamin B6, bé sẽ hay xuất hiện các triệu chứng quấy khóc đêm, ngủ chập chờn, giấc ngủ không sâu, buồn nôn. Thậm chí bé có thể bị chứng phong rút hoặc bị động kinh.
Vitamin B6 có trong nhiều loại rau quả, ngũ cốc,… Tuy nhiên, khi chế biến lượng vitamin B6 thường khó giữ được. Thậm chí, ngay cả hoa quả đông lạnh cũng bị giảm khoảng 15% lượng vitamin B6 so với hoa quả tươi. Vì vậy, mẹ nên cho trẻ ăn thêm hoa quả tươi (chuối, dưa hấu…) và ăn các loại hạt ngũ cốc nguyên chất.
Ngoài ra, mẹ chỉ nên nấu những thực phẩm giàu vitamin B6 cùng nhau. Lý do là vì khi nấu chung với những thực phẩm giàu axit khác như cam, cà chua,… hàm lượng vitamin B6 sẽ bị mất đi phần lớn.
Vitamin B12
Khi trẻ bị thiếu vitamin B12 sắc mặt sẽ bị trắng bệch, tóc hơi vàng, không năng động và phấn chấn. Kèm theo các biểu hiện chán ăn, nôn mửa, tiêu chảy… Khi đó mẹ cần cho trẻ đi khám và bổ sung vitamin B12 ngay theo hướng dẫn của bác sĩ.
Dấu hiệu trẻ thiếu vitamin C
Trẻ thiếu vitamin C sẽ hay bị mỏi toàn thân đồng thời sún răng, vàng răng, lợi sưng đỏ. Hãy bổ sung vitamin C cho trẻ từ các loại trái cây như cam, bưởi, chuối, sơ ri,… Thường xuyên cho trẻ uống nước cam ép, sinh tố bơ, cà chua,… để bổ sung cho trẻ lượng vitamin còn thiếu. Cũng có thể cho trẻ uống bổ sung các viên vitamin C nhưng phải theo chỉ định và liều lượng của bác sĩ.
Vitamin D
Nếu mẹ thấy bé hay bị đổ mồ hôi trộm, đầu mềm, răng mọc chậm, hay lâu biết bò, đi. Khi ngủ trẻ hay bị giật mình, bực tức, khó chịu… thì đó là những biểu hiện cho thấy bé nhà bạn bị thiếu vitamin D.
Sự thiếu hụt vitamin D sẽ dẫn tới bệnh còi xương – biến dạng xương do sự rối loạn các quá trình khoáng hoá các chất của chúng. Thiếu vitamin D sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi, photpho. Để bổ sung hãy thêm các thực phẩm giàu vitamin D như sữa, bơ, gan, dầu gan cá (cá ngừ, cá hồi), lòng đỏ trứng vào thực đơn của mẹ và cả trẻ.
Đặc biệt, khi được phơi nắng vào buổi sáng, da của bé có thể tổng hợp được 90% nhu cầu vitamin D cho một ngày. Lưu ý là chỉ nên cho bé phơi nắng khoảng 10 – 15 phút khi ánh sáng nhẹ nhàng vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Tránh những thời điểm nắng gắt như giữa trưa.
Dấu hiệu trẻ thiếu vitamin K
Dấu hiệu trẻ thiếu vitamin K như bỏ bú, quấy khóc, co giật… Hay các trường hợp trẻ bị chảy máu đường tiêu hóa. Chảy máu ở da, niêm mạc…
Ngoài ra, thiếu vitamin K còn là một trong những căn nguyên trẻ ở lứa tuổi từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi bỏ bữa. Hoặc nguy hiểm hơn là có nguy cơ xuất huyết não.
Thiếu vitamin K thường xảy ra ở bé sơ sinh (vào khoảng 3 – 5 ngày sau sinh). Lúc này vi khuẩn đường ruột chưa tổng hợp đủ vitamin K. Nếu thiếu hay không hấp thu được vitamin K ở ruột sẽ làm giảm prothrombin máu và giảm sự tổng hợp proconvertin ở gan.
Cách tốt nhất phòng thiếu vitamin K ở trẻ là thai phụ sẽ uống hoặc tiêm vitamin K trước khi sinh. Và cho trẻ uống hay tiêm vitamin K ngay sau khi sinh.
Việc bổ sung vitamin cho trẻ là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy trẻ có các biểu hiện thiếu vitamin như trên. Cần đưa trẻ đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Mẹ tuyệt đối không được tự ý cho con uống trực tiếp các loại thuốc bổ sung vitamin. Việc này có thể gây ngộ độc cho trẻ nhỏ. Thậm chí, ngay cả khi thừa vitamin thì cũng rất không có lợi cho trẻ.
> Các bài liên quan: