Công nghệ Bio-Nano làm sạch sông Tô Lịch như thế nào?

Ngày 16/5, tại đầu nguồn sông Tô Lịch (Hà Nội) đã diễn ra lễ khởi động dự án “Tài trợ thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc hồ Tây bằng công nghệ Nano – Bioreactor Nhật Bản” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND TP Hà Nội. Dự tính, công trình sau 3 ngày sẽ giảm mùi hôi thối và sau khoản 2 tháng sẽ phân hủy các chất thải và bùn dưới sông. 

Công nghệ bio-nano sẽ xử lý nước ô nhiễm ở sông Tô Lịch như thế nào?

Ngày 16/5 vừa qua, công nghệ bio-nano đã được thí điểm dưới lòng sông tại 1 đoạn sông Tô Lịch và 1 góc hồ Tây để kiểm chứng khả năng xử lý ô nhiễm. 

Công nghệ sinh học bio-nano là gì?

Công nghệ nano là khoa học, kỹ thuật và thao tác liên quan tới các hệ thống có kích thước nano. Ở cấu trúc cấp độ kích thước siêu nhỏ này thì hạt, tinh thể nano, lớp nano, ống nano sẽ có những tính chất và chức năng mới mà các nhà khoa học cần phải nghiên cứu.

Còn công nghệ sinh học có nền tảng là công nghệ tái tổ hợp sẽ tập trung nghiên cứu các quá trình, cơ chế ở mức phân tử của các hệ thống sinh học. Có thể thấy việc nghiên cứu cấu trúc, tính chất ở mức độ siêu nhỏ của vật chất chính là điểm chung của cả hai công nghệ trên.

Việc kết hợp giữa những điểm chung này là một hệ quả tất yếu dẫn tới sự ra đời của công nghệ sinh học nano (bio-nanotechnology), ngành công nghệ tìm kiếm các mối liên kết giữa những vật có kích thước nano.

Trong đó, “Bio2Nano” là việc kết hợp sử dụng vật liệu và cấu trúc sinh học (incorporating nanomaterials (NMs)) để tạo các hệ thống kỹ thuật mà máy lọc nước của Nhật Bản với màng chức năng tự lắp ráp được đặt dưới đáy sông Tô Lịch nêu trên là một ví dụ tiêu biểu.

Các màng chức năng này sẽ được tạo thành bởi các hạt có kích thước nano như metal-oxide NPs (gồm aluminium oxide, TiO2 và zeolite), vật liệu kháng vi sinh vật (gồm silver-NPs (Ag-NPs) và CNTs) và vật liệu quang xúc tác (như bimetallic-NPs, TiO2).

Những phân tử có kích thước nano sẽ sắp xếp hay tổ hợp với nhau thành các cấu trúc có nhiều tính chất vượt trội nhằm tăng tính thấm, khử mùi hôi, điều khiển màng sinh học, bền vững trước tác động nhiệt hay cơ học, khả năng tự làm sạch…

Triển vọng của công nghệ sinh học nano…

Việc nghiên cứu công nghệ sinh học xanh sử dụng công nghệ bio-nano hiện nay đang là hướng phát triển bền vững ở nhiều quốc gia. Không chỉ nước thải mà công nghệ bio-nano còn có thể sử dụng để làm sạch dầu tràn trên biển, ô nhiễm không khí, đất…

Nhật Bản là quốc gia có kinh nghiệm xử lý nước thải và đã mang công nghệ của mình tới nhiều quốc gia như Campuchia, Indonesia… Nếu kết quả trong lần thí điểm này tốt thì đây sẽ là nền tảng để xử lý ô nhiễm nước ở nhiều địa phương khác đang gặp vấn đề tương tự ở Hà Nội.

(Tổng hợp)