Ethanol là một hợp chất hữu cơ được ứng dụng khá nhiều trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Vậy, thực chất ethanol là gì? Ứng dụng của ethanol như thế nào? Nó có tác hại gì không? Và cách bảo quản an toàn ethanol thế nào? Hãy tìm hiểu ngay.
>> Xem thêm:
- Uống nước chanh đúng cách có thể bạn chưa biết?
- Vi khuẩn E coli là gì? Dấu hiệu và cách phòng tránh khuẩn Ecoli
Ethanol là gì?
Ethanol (etanol) còn được biết đến như là rượu etylic, ancol etylic, rượu ngũ cốc hay cồn. Đây là một hợp chất hữu cơ dễ cháy, không màu. Là một trong các rượu thông thường có trong thành phần của đồ uống chứa cồn. Trong cách nói dân dã, nó được nhắc đến một cách đơn giản là rượu.
Ethanol được sản xuất dựa vào quá trình lên men các nguồn hydratcacbon có trong tự nhiên, như lúa mì, lúa mạch, đường, ngô, sắn, mùn, gỗ,…
Nói một cách khác, trong công nghệ tổng hợp hóa dầu, Ethanol được điều chế bằng dây chuyền công nghệ hydrat hóa khí etylen bằng chất xúc tác acid. Ngoài ra, nó cũng được điều chế thông qua con đường làm tinh khiết giữa ethanol và nước.
Rượu gừng nghệ và tác dụng kỳ diệu với phụ nữ sau sinhcách dùng (tại Mlamdep.com)
Phân biệt Ethanol và Methanol
Ethanol và methanol là hai dạng cồn công nghiệp phổ biến nhất hiện nay. Cả hai đều được sản xuất theo phương pháp lên men và chưng cất.
Methanol được dùng trong công nghiệp làm dung môi hòa tan các chất vô cơ, hữu cơ hay chiết xuất các loại dầu và điều chế các chất công nghiệp khác. Tuy nhiên, khác với ethanol, cồn methanol không tốt cho cơ thể người.
Khi ngộ độc Methanol, cơ thể có các biểu hiện: đau đầu, mệt, buồn nôn, nôn, giảm thị lực, nặng hơn sẽ bị mù, co giật, giãn đồng tử, suy sụp tuần hoàn, suy hô hấp, tử vong. Methanol cũng gây ngộ độc mạn (do tiếp xúc) làm giảm thị lực.
Ngày nay, hàm lượng Methnol cho phép trong rượu uống là 0,1%, nhưng thực tế các cơ quan chức năng kiểm tra các mẫu rượu trên thị trường thì hàm lượng này cao hơn rất nhiều (từ 70 đến 700%).
Những ứng dụng của Ethanol là gì?
Trong công nghiệp
- Làm dung môi: Phần lớn lượng Ethanol được dùng làm dung môi trong ngành công nghiệp dược phẩm, nước hoa, in ấn, sơn, điện tử, dệt may, để pha chế,… Đồng thời, Ethanol là một dung môi hoàn hảo giúp hòa tan các chất và ngăn ngừa sự kết tinh của thành phần trong mỹ phẩm.
- Làm nhiên liệu: Etanol có thể sử dụng như là nhiên liệu cồn (thông thường được trộn lẫn với xăng) và trong hàng loạt các quy trình công nghiệp khác. Đặc biệt nó cũng được sử dụng trong các sản phẩm chống đông lạnh vì điểm đóng băng thấp của nó. Ngoài ra thì Ethanol còn được dùng làm nhiên liệu dùng cho đèn cồn trong phòng thí nghiệm. Dùng thay xăng làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong.
- Làm nguyên liệu: Trong công nghiệp thì Ethanol được dùng làm nguyên liệu để sản xuất các hợp chất hữu cơ khác như đietyl ete, axit axetic,… Etanol là nguồn nguyên liệu hóa học đa dụng. Trong thời gian qua đã được sử dụng với phạm vi thương mại để tổng hợp hàng loạt các mặt hàng hóa chất với sản lượng lớn khác. Hiện nay, nó đã được thay thế trong nhiều ứng dụng bằng các nguyên liệu hóa dầu khác rẻ tiền hơn.
Ngành y tế
Cồn Ethanol được sử dụng rộng rãi trong y tế với tác dụng chống vi khuẩn, vi sinh vật. Bên cạnh đó, Ethanol còn được dùng để sản xuất thuốc ngủ vì nó có thể gây mê, gây buồn ngủ cho người sử dụng.
Đặc biệt, người ta còn dùng Ethanol (70 – 90%) để tiệt trùng các thiết bị, dụng cụ, vết thương,… Bởi nó có tính sát khuẩn cao. Đồng thời,nó còn có hiệu quả khi chống lại phần lớn các loại vi khuẩn và nấm cũng như nhiều loại virus,… Khi sát khuẩn vết thương, tùy vào yêu cầu và chỉ dẫn của bác sĩ mà chúng ta sẽ cần dùng dung dịch cồn có nồng độ khác nhau.
Trong thời gian dịch bệnh Covid, cồn được sử dụng như dung dịch diệt khuẩn khi pha với nước theo tỷ lệ nhất định.
Điều chế đồ uống
Ethanol là cồn, chính vì thế nó là thành phần chính để làm đồ uống có cồn. Khi đó, Ethanol sẽ được chuyển hóa như một năng lượng cung cấp chất dinh dưỡng. Đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa nếu uống với lượng vừa phải. Tuy nhiên, nếu bạn uống quá nhiều rượu thì sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn. Đặc biệt là khi nồng độ cồn trong máu vượt quá 0.5% sẽ gây hôn mê sâu. Thậm chí dẫn đến tử vong cho người sử dụng.
Nguy cơ tiềm ẩn từ Ethanol là gì?
- Etanol và các hỗn hợp của nó (cồn 50 độ trở lên) là các chất dễ cháy và dễ dàng bắt lửa. Chính vì thế rất dễ gây cháy nổ. Gây thiệt hại về tài sản và con người nếu không bảo quản đúng cách.
- Etanol trong cơ thể người được chuyển hóa thành axêtalđêhít. Mà đây lại là một chất có độc tính cao hơn so với etanol. Axêtalđêhít liên quan tới phần lớn các triệu chứng lâm sàng liên quan tới rượu. Người ta đã nghiên cứu và chứng minh mối liên quan giữa rượu và các nguy cơ của các bệnh nguy hiểm. Ví dụ như bệnh xơ gan, ung thư và đặc biệt là chứng nghiện rượu.
- Mặc dù etanol không phải là chất độc có độc tính cao. Nhưng nó có thể gây ra tử vong khi nồng độ cồn trong máu đạt tới 0,4% – 0,5% hoặc cao hơn. Với nồng độ 0,3-0,4% gây ra tình trạng hôn mê. Kể cả khi nồng độ thậm chí thấp hơn 0,1% cũng có thể sinh ra tình trạng say.
- Người ta cũng đã chỉ ra mối liên quan tỷ lệ thuận giữa etanol và sự phát triển của Acinetobacter baumannii. Đây là một loại vi khuẩn gây ra viêm phổi, viêm màng não và các viêm nhiễm hệ bài tiết. Sự phát hiện này là minh chứng cho sự nhầm lẫn phổ biến. Cho rằng uống rượu có thể giết chết nhiều loại vi khuẩn gây các bệnh truyền nhiễm.
Bảo quản Ethanol
Ethanol phải được cất trong khu vực thông gió tốt. Tránh xa ánh nắng mặt trời, các nguồn gây cháy và các nguồn nhiệt khác. Ethanol và hỗn hợp của nó với nước chứa trên 50% Ethanol (cồn 50 độ trở lên) là các chất dễ gây cháy và dễ bắt lửa. Do đó, hãy bảo quản Ethanol tránh xa các bình xịt, các nguyên tố dễ cháy, oxy hóa, chất ăn mòn. Và cách xa các sản phẩm dễ cháy khác.
Trên đây là những thông tin về Ethanol và những ứng dụng, những tác hại và cách bảo quản quản về hợp chất hữu cơ này. Bạn đã biết cơ bản Ethanol là gì, những tác hại và lợi ích.
Mong rằng những thông tin trên sẽ đưa lại những kiến thức hữu ích cho bạn. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian quan tâm theo dõi bài viết!