Giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống lành mạnh

Ngày nay, số trẻ em béo phì ngày càng tăng cao do thói quen sử dụng các đồ ăn sẵn dư thừa năng lượng. Thừa cân, béo phì là nguyên nhân gây ra rất nhiều các bệnh về lâu về dài. Vậy, làm thế nào để cùng trẻ xây dựng một thói quen ăn uống lành mạnh?

Ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm

Để có thể phát triển và vận động được mỗi ngày, cơ thể con người cần rất nhiều chất dinh dưỡng. Không có một loại thực phẩm nào là hoàn toàn đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là với trẻ nhỏ. Mỗi loại thức ăn có chứa một số lượng vitamin và chất dinh dưỡng nhất định. Vì thế, hãy tập cho trẻ thói quen ăn uống đa dạng, thay đổi, phối hợp cùng nhiều loại thực phẩm.

Bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng có đủ 4 nhóm thực phẩm sau:

Nhóm cung cấp tinh bột (đường): Các loại ngũ cốc: gạo, ngô, khoai, sắn, mì,… là nguồn năng lượng chính và chủ yếu trong các bữa ăn. Ngũ cốc cung cấp vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B1

Nhóm cung cấp chất đạm: Chứa các acid amin cần thiết mà cơ thể con người không tự tổng hợp được. Các chất đạm động vật từ thịt, cá, trứng, sữa,… thường có đủ các loại acid amin cần thiết ở tỷ lệ cân đối. Các chất đạm từ thực vật chủ đối yếu đến từ các loại hạt: đậu đỗ, vừng, lạc

Nhóm cung cấp chất béo: Có trong dầu ăn, mỡ, lạc, vừng,… là nguồn cung cấp năng lượng và các acid béo cho cơ thể.

Nhóm cung cấp vitamin và chất khoáng: Bao gồm rau xanh và trái cây. Đây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất chủ yếu cho cơ thể. Các loại rau quả có màu vàng, đỏ thì có nhiều vitamin A. Các loại rau có màu xanh đậm như rau ngót, rau muống, rau bí ngô sẽ cung cấp nhiều vitamin C, sắt và canxi.

Xây dựng cho trẻ thói quen ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ phát triển khỏe mạnh

Rau và hoa quả là nguồn cung cấp chất xơ rất quý giá cho cơ thể. Chất xơ này có thể làm giảm cholesterol, giúp cơ thể điều hòa đường trong máu. Tác dụng phòng xơ vữa động mạnh.

Nhu cầu dinh dưỡng cở bản hàng ngày:

Nhu cầu về năng lượng: Trẻ em thường hoạt động rất nhiều nên chúng cần nhiều năng lượng. Nhu cầu về năng lượng quan trọng hàng đầu trong khẩu phần ăn của trẻ. Khi đủ năng lượng cơ bản là trẻ được ăn no. Xong, khi trẻ ăn no thì cũng cần quan tấm đến tính cân đối của khẩu phần.

Tổng số năng lượng trong khẩu phẩn bao gồm Gluxit, Protein và Lipid (Tinh bột, chất đạm và chất béo). Ngoài ra còn các vitamin và khoáng chất. Ở những lứa tuổi khác nhau, nhu cầu về năng lượng cũng khác nhau. Dưới đây là bảng nhu cầu dinh dưỡng cho người Việt, được Bộ Y tế phê duyệt năm 2016. Trong đó quy định chi tiết và cụ thể về nhu cầu dinh dưỡng cho từng nhóm tuổi, độ tuổi.

Tham khảo Bảng Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em học đường để xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh

Sự theo dõi của bố mẹ và người thân

Ngoài việc chú ý thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng tại gia đình, cha mẹ cũng cần nắm được thực đơn của con em trong các bữa ăn bán trú tại trường học. Thường xuyên kiểm tra bữa ăn bán trú để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và chế độ dinh dưỡng. Nên giáo dục và hướng dẫn cho trẻ các loại đồ ăn tốt và không tốt cho sức khỏe.

Khích lệ trẻ ăn đầy đủ dưỡng chất thay vì chỉ ăn những thứ trẻ thích

Ở lứa tuổi này, hãy hạn chế cho trẻ sử dụng các loại đồ ăn thức uống đóng hộp, đồ ăn nhanh. Đồ ăn đồ uống đóng hộp thường bị dư thừa đường, muối và chất béo hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của trẻ. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng nên động viên, thuyết phục trẻ nhỏ ăn nhiều các loại rau xanh và hoa quả, uống nước lọc mỗi ngày thay vì sử dụng các sản phẩm nước ngọt đóng chai đang bán tràn lan trên thị trường hiện nay.

Tin mới nhất: