Nguy cơ ngừng cấp nước sạch tại Hà Nội: Những điều cần biết

Nguy cơ ngừng cấp nước sạch tại Hà Nội: Những điều cần biết

Những ngày vừa qua, người dân sinh sống tại thủ đô Hà Nội vô cùng hoang mang trước thông tin tạm ngừng cấp nước sạch. Bạn bè, hàng xóm truyền miệng và rủ nhau mua xô, can để dự trữ nước. Khoa trương hơn là vận dụng tất cả đồ đạc trong nhà trữ nước mọi nơi.

Thế nhưng bạn có chắc mình đã hiểu rõ về thông báo này hay chưa? Nếu thật sự ngừng cấp nước sạch thì chúng ta phải chuẩn bị những gì? Ngừng cấp nước sẽ kéo dài trong bao lâu? Cùng giải đáp những thắc mắc này trong bài viết ngày hôm nay nhé.

Thông báo nguy cơ tạm ngừng cấp nước sạch tại Hà Nội

Người dân dùng mọi dụng cụ để dự trữ nước
Người dân dùng mọi dụng cụ để dự trữ nước

Ngày 05/07, Công ty Cổ phần Đầu tư nước sạch Sông Đà cho biết mực nước Sông Đà xuống thấp kể từ ngày 03/07. Tình trạng chuyển biến xấu, nước không đủ để sản xuất. Do đó tăng nguy cơ ngừng cấp nước sinh hoạt cho người dân.

Nhận được văn bản chính thức, công ty Cổ phần VIWACO lập tức thông báo rộng rãi. Mong người dân thông cảm và có kế hoạch sử dụng tiết kiệm, chú ý theo dõi thông báo tiếp theo. Đồng thời cũng tìm cách thúc đẩy điều tiết vận hành nhà máy thủy điện Hòa Bình để giải quyết nhanh chóng.

* VIWACO là công ty tiếp nhận nguồn nước Sông Đà cung cấp cho khu vực Tây Nam Hà Nội.

Trong thời gian tới, nước sinh hoạt vẫn được cung cấp bình thường. Trường hợp xấu nhất, Công ty sẽ thông báo cụ thể ngày/giờ ngừng cấp nước. Người dân cần theo dõi tin tức để chủ động chuẩn bị. Việc dự trữ nước ngay bây giờ là chưa cần thiết. Không chỉ tốn công sức, thời gian, tiền bạc mà chất lượng nước dự trữ cũng không đảm bảo. Chưa kể sẽ tạo điều kiện cho muỗi đẻ trứng nguy hại.

Khi có thông báo ngừng cấp nước, người dân cần làm gì?

Dự trữ nước đúng cách tránh nhiễm khuẩn và lãng phí
Dự trữ nước đúng cách tránh nhiễm khuẩn và lãng phí

Thời gian tạm ngừng cấp nước sẽ được thông báo trước ít nhất một ngày, có giờ cụ thể chính xác. Bạn cần ghi chú lại thời gian ở nơi dễ thấy hoặc đặt báo thức nhắc nhở. Chia sẻ thông tin với người thân, bạn bè và hàng xóm trong khu vực. Chủ động xem xét thời gian thích hợp để dự trữ nước. Không nên quá sát giờ vì có thể sẽ không dự trữ đủ nước ước tính. Và cũng không nên quá sớm để tránh nước bị nhiễm khuẩn.

Dự trữ nước vừa phải và sử dụng tiết kiệm. Xô, can, lu, bình, thau,… đựng nước phải có nắp đậy kín. Việc đậy kín cần được ưu tiên hàng đầu để hạn chế nước nhiễm khuẩn, bụi bặm, muỗi đẻ trứng, thú cưng uống,… Đảm bảo dụng cụ đựng nước sạch sẽ, không có cặn bẩn hay đã từng dùng đựng chất hóa học trước đó.

Một số người có thói quen vặn vòi nước sẵn để khi nào cấp nước trở lại thì sẽ biết ngay. Điều này là không nên. Chẳng có gì để đảm bảo bạn ở ngay gần vòi nước khi nguồn nước mở trở lại. Trường hợp bạn có việc đột xuất ra ngoài, đeo tai nghe, tiếng tivi quá lớn sẽ khiến bạn không nghe tiếng nước chảy. Từ đó dẫn đến việc lãng phí nước và tiền nước tháng tới chắc sẽ tăng vài khối.

Một số cách tiết kiệm nước trong gia đình

Mỗi cá nhân có thể tiết kiệm hàng trăm lít nước mỗi năm
Mỗi cá nhân có thể tiết kiệm hàng trăm lít nước mỗi năm

Chúng ta nên tự ý thức tiết kiệm nước mọi lúc mọi nơi. Mọi người cùng chung tay thì nguy cơ ngừng cấp nước sẽ giảm đáng kể. Việc này không hề khó. Nếu chưa biết bắt đầu từ đâu thì bạn có thể tham khảo một số cách tiết kiệm nước trong gia đình dưới đây:

– Vặn kỹ vòi nước sau khi sử dụng.

– Tận dụng nước rửa rau để tưới cây.

– Đóng vòi nước khi đang rửa tay với xà phòng.

– Đóng vòi nước khi đánh răng, cạo râu, dùng sữa rửa mặt.

– Hứng nước mưa để tưới cây, vệ sinh nhà cửa.

– Thường xuyên kiểm tra xem đường ống nước có bị rò rỉ hay không. Bạn có thể tắt các thiết bị sử dụng nước, đóng van nước và theo dõi đồng hồ xem có chạy hay không. Nếu hóa đơn tiền nước chênh lệch lớn mỗi tháng thì phải kiểm tra ngay.

– Uống nước lọc vì đơn giản mọi đồ uống khác đều cần nước để sản xuất.

– Dùng lượng nước rửa chén vừa đủ. Xà phòng quá mức sẽ cần nhiều nước để làm sạch hơn.

– Khi đợi máy nước nóng ấm, đừng xả nước lạnh lãng phí. Hãy đựng chúng trong xô riêng để rửa tay/chân hoặc tưới cây.

– Xả nước bồn tắm vừa phải.

– Hạn chế xả nước toilet khi không cần thiết. Nếu có thể, hãy đầu tư toilet thiết kế chuyên dụng 2 tầng tiết kiệm nước.

– Tiết kiệm điện cũng là cách để tiết kiệm nước.

Máy lọc nước Barrier giúp tiết kiệm nước

Máy lọc nước Barrier được nhiều gia đình tin dùng
Máy lọc nước Barrier được nhiều gia đình tin dùng

Có thể nói, máy lọc nước là lựa chọn của thời đại. Muốn biết tại sao mỗi gia đình cần đầu tư một chiếc máy lọc nước, bạn có thể tham khảo tại đây.  

Hiện nay máy lọc nước sử dụng hai công nghệ chính đó là máy lọc nước Nano và RO. Mỗi loại có ưu/nhược điểm khác nhau. Nếu xét riêng về khía cạnh tiết kiệm nước thì Nano chiếm ưu thế. Bởi vì công nghệ RO có sinh ra nước thải. Trung bình 10 lít nước đầu vào sẽ thu được 6 lít nước sạch và 4 lít nước thải. Nước thải này có thể tái sử dụng nhưng phải chú ý nguyên tắc an toàn.

Trong khi đó, máy lọc nước Nano mà điển hình là thương hiệu Barrier không hề có nước thải và cũng không sử dụng điện. Nước tinh khiết sau khi lọc có thể uống trực tiếp mà không cần đun sôi, đã được chứng nhận tiêu chuẩn an toàn quốc tế. Hiện có 3 loại với mức giá phải chăng là: Barrier Ferrum, Barrier Expert HardBarrier Ultra.

Chọn đúng thiết bị lọc nước giúp cung cấp nguồn nước uống an toàn cho gia đình bạn. Đồng thời góp phần tiết kiệm điện, tiết kiệm nước và bảo vệ môi trường. Hãy là một người tiêu dùng thông thái!