Ô nhiễm nguồn nước không đơn giản là nước chứa các chất có hại cho sức khỏe. Khi nhiệt độ nước thay đổi, khi nồng độ oxi trong nước thấp hơn bình thường, khi ấy nước vẫn được coi là ô nhiễm. Vậy nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước là gì?
Đô thị hóa.
Ngày càng có nhiều người di chuyển vào các thành phố và thị trấn, điều này cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước do:
- Sự xáo trộn vật lý đất đai do xây dựng nhà cửa, công nghiệp, đường xá,…
- Ô nhiễm hóa học từ các ngành công nghiệp, mỏ, …
- Nước thải đô thị không được xử lý đúng cách và đầy đủ.
- Hoạt động chăm sóc cây trồng bằng phân bón hóa học. Sinh vật tăng trưởng chứa nhiều nitrat và phốt phát. Khi loại thực vật này chết và phân hủy, vi khuẩn sử dụng oxi trong nước. Việc giảm nồng độ oxi này dẫn đến cái chết của các sinh vật khác do thiếu oxi.
- Hoạt động xả rác trực tiếp xuống sông ngòi của con người.
Nạn phá rừng
Hoạt động khai phá rừng phát triển kinh tế cũng góp phần gây ô nhiễm nguồn nước. Khi đất không được bảo vệ bởi thảm thực vật, chúng bị xói mòn. Điều này có thể tạo phù xa cho vùng hạ lưu. Mặt khác nó làm tăng độ đục của nước. Gây ra các vấn đề:
- Bụi, đất, cát có thể chặn mang cá, gây hại cho các sinh vật. Là nguyên nhân khiến chỉ số tss trong nước tăng cao.
- Thực vật dưới nước không thể quang hợp vì không (hoặc có ít tia nắng mặt trời chiếu tới chúng).
- Nguy cơ bệnh tật gia tăng vì vi khuẩn và vi rút sử dụng những hạt đất làm phương pháp vận chuyển.
Xây đập.
Các đập thủy điện cung cấp nguồn điện lớn cho sinh hoạt, đồng thời có nhiệm vụ điều tiết lượng nước cho tưới tiêu. Tuy nhiên đập cũng có thể là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
Nước chảy ra từ đập:
- Làm giảm các chất dinh dưỡng lơ lửng khi một phần lớn đã bị lắng xuống đáy đập.
- Làm cạn kiệt chất dinh dưỡng.
- Thường mặn hơn.
từ đó tác động bất lợi đối với nông nghiệp và thủy sản ở hạ nguồn.
Phá hủy vùng đất ngập nước.
Vùng đất ngập nước là cách tự nhiên làm sạch nước cũng như giảm sự thất thoạt nước vào mùa hè, điều tiết nhiệt vào mùa đông. Khi phá hủy vùng nước ngập này sẽ:
- Phá hủy môi trường sống của nhiều loài chim và cá.
- Loại bỏ các bộ lọc tự nhiên có khả năng trữ và khử các chất ô nhiễm, chẳng hạn như phốt pho và kim loại nặng.
- Phà hủy các đập tự nhiên và gây ra lũ ở vùng hạ lưu.
Hoạt động sản xuất của các làng nghề.
Các ngành sản xuất, chất thải của các ngành đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước. Đặc biệt là khi việc xử lý chất thải của các doanh nghiệp, làng nghề vẫn còn mang tính đối phó. Cụ thể:
- Chúng làm ảnh hưởng đến độ pH của nước (cho dù đó là axit, trung tính hoặc kiềm).
- Màu nước.
- Thay đổi chất lượng nước. (từ đó làm giảm nồng độ oxi trong nước).
- Làm thay đổi nhiệt độ nước. (ảnh hưởng đến các sinh vật nhạy cảm với nhiệt độ).
- Tăng nồng độ khoáng và muối. (quá nhiều có thể gây ra các vấn đề sức khỏe).
- Gia tăng các chất gây ô nhiễm trong nước
- Tương tự ở trên, nước thải của làng nghề có thể làm đục nước. Làm chặn hô hấp của cá, thực vật không thể quang hợp vì tia mặt trời không thể chiếu tới chúng.
Khai thác mỏ
Trong quá trình khai thác mỏ:
- có thể làm tăng lượng khoáng chất và muối trong nước (quá nhiều có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe);
- có thể ảnh hưởng đến độ pH của nước (cho dù đó là axit, trung tính hay kiềm);
- có thể làm tăng độ đục của nước.
Nông nghiệp.
Hoạt động nông nghiệp cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nước.
- Tăng xói mòn đất do sự xáo trộn vật lý của đất và thảm thực vật do cày xới, quá tải, khai thác gỗ và xây dựng đường. Điều này ảnh hưởng đến độ đục và lượng muối và khoáng chất trong nước;
- Tăng chất dinh dưỡng do phân bón và bài tiết, góp phần đáng lo ngại của nitrat và phốt phát vào nguồn nước (điều này có thể gây ra hiện tượng phú dưỡng);
- Sử dụng thuốc trừ sâu, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước.
Sử dụng năng lượng
Ngoài việc sử dụng nhà máy thủy điện, hiện nay nước ta vẫn còn phải dùng đến nhà máy nhiệt điện. Trong khi đó, nhà máy thủy điện nguyên liệu chủ yếu là than đá. Dẫn đến sự gia tăng đáng kể khí thải lưu huỳnh đioxit và nito oxi vào không khí. Những khí này là nguyên nhân chính gây ra mưa axit. Đây là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Bên cạnh đó còn giải phóng CO2 – nguyên nhân gây biến đổi khí hậu.
Ô nhiễm nước do tai nạn
Các tai nạn như tràn dầu, do tai nạn tàu trên biển, vỡ ống dẫn dầu,.. gây ra mức độ thiệt hại khác nhau tùy thuộc vào số lượng, độc tố và sự tồn tại của chất ô nhiễm.
Theo waterwise