Nhiệt miệng: nguyên nhân và cách phòng và chữa trị nhiệt miệng tại nhà

Nhiệt miệng không phải là bệnh nguy hiểm nhưng rất phổ biến. Nhiều người coi đây là căn bệnh thường gặp ám ảnh bởi chúng ảnh hưởng đến việc ăn uống.

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng (Recurrent Aphthous Stomatitis – RAS), hay loét áp-tơ, là một vết loét ở vùng miệng hoặc vết rộp nhỏ, có màu trắng, vàng hoặc đỏ bao quanh. Chúng phát triển trên các mô mềm trong miệng hoặc ngay trên nướu. Không giống với herpex ở môi, những vết này không xảy ra trên bề mặt môi và không lây lan.

Bệnh thường gặp ở nữ nhiều hơn nam. Đây là bệnh nhẹ nhưng khá phổ biến.

Nguyên nhân nhiệt miệng

Nhiệt miệng có thể có nguyên nhân là di truyền hoặc do dùng chung vật dụng hàng ngày với người đang bị bệnh. Biểu hiện của nó là những vết loét nhỏ, nông ở những mô mềm bên trong má hoặc môi, bên dưới lưỡi hoặc trên nướu. Chúng thường có hình tròn hoặc oval, màu trắng hoặc hơi vàng ở giữa, đỏ ở viền xung quanh.

Những vết loét này gây đau nhức, khó chịu cho người bị và đặc biệt đau khi bạn ăn hoặc nói. Bạn có thể bị sốt hoặc sưng hạch bạch huyết với những trường hợp nặng.

Nhiệt miệng thường tự khỏi sau 1 – 2 tuần và không để lại sẹo. Tuy nhiên, nó có thể thường xuyên quay lại sau một thời gian nhất định khiến bạn khó chịu.

Nguyên nhân của nhiệt miệng có thể là do cơ địa tùy người. Ngoài ra, việc ăn những thực phẩm gây tổn thương vùng miệng như đồ ăn chua cay, tổn thương do vệ sinh răng miệng cũng có thể là nguyên nhân.

Thay đổi hormone, nhiễm vi khuẩn gây viêm loét dạ dày tá tràng Helicobacter pylori hoặc căng thẳng, thiếu vitamin B, kẽm, axit folic hoặc sắt,… cũng góp phần dẫn đến tình trạng nhiệt miệng.

Các phương pháp điều trị bệnh nhiệt miệng

Thông thường nhiệt miệng sẽ tự lành mà không cần phải điều trị gì. Bạn nên nói không với đồ ăn nóng, cay và mặn. Nếu tình trạng nặng lên khiến bạn cảm thấy đau quá mức, khó chịu thì có thể áp dụng một vài phương pháp sau:

– Súc miệng để rửa sạch vi khuẩn: Bạn có thể tự làm nước súc miệng tại nhà bằng các nguyên liệu như baking soda, nước ép lô hội và nước ấm, súc miệng trong 10 -15 giây và thực hiện đều đặn mỗi ngày để cải thiện tình trạng.

– Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như sắt, acid folic, vitamin B6, vitamin B12, kẽm,…

– Dùng thuốc điều trị nhiệt miệng dạng bôi như benzocaine, fluocinonide, hydrogen peroxide hoặc thuốc trị nhiệt miệng dạng súc miệng như corticosteroid (dexamethasone).

– Áp dụng phương pháp chườm lạnh: Đá lạnh có tác dụng giảm đau và sưng, vì vậy nên đặt viên đá nhỏ lên vết nhiệt miệng sẽ làm dịu cơn đau và viêm khiến bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

– Trong những ngày bị nhiệt miệng không nên ăn đồ ăn đồ cay nóng, các món nướng và rán vì những món ăn này chỉ làm tình trạng nhiệt miệng của bạn nghiêm trọng hơn mà thôi.

– Dùng trà để chữa nhiệt miệng: Sau khi dùng trà túi lọc thay vì bỏ đi bạn có thể đắp túi trà vào vết thương. Hoạt chất tannin có trong trà có tác dụng làm dịu cơn đau và giảm viêm.

– Một số dược liệu có thể áp dụng để điều trị nhiệt miệng như mật ong, nước ép rau ngót, cỏ nhọ nồi,…

Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học giúp các vết nhiệt miệng mau lành

Một chế độ sinh hoạt khoa học sẽ giúp người bệnh rất nhiều trong việc nhanh chóng hạn chế xuất hiện nhiệt miệng cũng như mau lành các vết loét. Bạn có thể tham khảo một số biện pháp trong phòng và điều trị nhiệt miệng như sau:

– Thường xuyên súc miệng bằng nước muối hoặc baking soda kèm theo thoa một lượng nhỏ kem magiê, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, khi đánh răng nên nhẹ nhàng, chọn bàn trải mềm tránh tổn thương niêm mạc miệng.

– Tránh các loại thực phẩm có tính mài mòn, có tính acid hoặc đồ cay nóng.

– Chườm đá lạnh vào vết nhiệt miệng.

– Chế độ ăn nhiều rau xanh, bổ sung nước ép hoa quả, bổ sung vitamin, nghỉ ngơi điều độ tránh stress để hạn chế cơ thể bị nhiệt.