Những yếu tố ảnh hưởng lớn đến chiều cao của trẻ cha mẹ cần biết

Yếu tố đầu tiên quyết định chiều cao của trẻ là di truyền. Tuy nhiên, điều này này chỉ quyết định khoảng 23% và điều duy nhất không thể thay đổi. Ngoài ra dinh dưỡng đóng góp đến 32%; chế độ vận động, thể dục thể thao quyết định 22%; còn lại là giấc ngủ, môi trường, bệnh lý…

1. Dinh dưỡng – quyết định chiều cao của trẻ nhiều nhất

Dinh dưỡng chính là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự phát triển chiều cao của trẻ. So sánh bữa ăn người Việt với nhiều quốc gia khác, chúng ta có thể nhận thấy ngay sự khác biệt với một bên là bữa ăn giàu trứng, bơ, sữa, sữa tăng chiều cao với một bên chỉ đơn thuần là cơm, rau, thịt, cá.

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất và não bộ của trẻ. Bổ sung đầy đủ năng lượng, protein và các chất dinh dưỡng như canxi, sắt, magie, kẽm,…các vitamin A, D, E, K, B, C… để giúp trẻ phát triển đúng chuẩn.

Các chất rất cần cho sự phát triển chiều cao của trẻ:

Protein: giúp sản sinh, tân tạo các tế bào, phát triển cơ bắp, xương khớp. Protein cũng giúp hình thành hệ thống miễn dịch của trẻ, tham gia vào các hoạt động sống của cơ thể như tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa,… Các loại thực phẩm giàu Protein mà mẹ có thể bổ sung vào thực đơn cho trẻ là trứng gà, cá, thịt lợn, bò, thịt gà, sữa, rau xanh …

Canxi: là thành phần cấu tạo chủ yếu của hệ xương và răng. Đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ xương, giúp trẻ cao lớn khỏe mạnh. Các loại thực phẩm giàu canxi như hải sản, rau xanh, sữa, các loại ngũ cốc, hạt,…

Ngoài bổ sung canxi qua chế độ ăn uống, các mẹ có thể cho con dùng các chế phẩm bổ sung canxi. Cần lưu ý lựa chọn loại canxi dễ hấp thu. Canxi khó hấp thụ khiến con gặp phải tình trạng nóng trong, lắng cặn canxi do dư thừa canxi trong máu. Gây ra các hậu quả như sỏi thận, vôi hóa thành mạch. 

vitamin D: cũng là yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển chiều cao. Vitamin D có vai trò đưa canxi từ ruột vào máu và kích thích cơ thể sản xuất ra Osteocalcin – một dạng protein tạo xương. Dưỡng chất này có thể bổ sung qua những thực phẩm như cá, dầu cá, nấm, chế phẩm từ đậu nành…

Ngoài ra, nên hạn chế cho trẻ ăn đồ hộp, đồ ăn chế biến sẵn và các loại nước ngọt đóng chai. Những loại đồ ăn này thường dư thừa lượng dầu mỡ, đường, muối và phụ gia không tốt cho cơ thể trẻ. 

2. Vận động – thể dục, thể thao

Thường xuyên vận động, chơi các trò chơi hoặc chơi các bộ môn thể thao phù hợp với sức khỏe, khả năng của bé sẽ giúp tăng cường sức mạnh xương khớp và cơ bắp. Từ đó thể chất và chiều cao của trẻ phát triển hiệu quả hơn.

Các môn thể thao tốt cho sự phát triển chiều cao là các môn có tác dụng kéo giãn các xương này như nhảy cao, nhảy xa, bóng rổ, bơi lội… Cần tránh các môn thể thao đè ép mạnh lên cột sống như cử tạ, thể hình, các môn võ thuật nặng… trước khi qua tuổi trưởng thành.

Các mẹ nên cho trẻ hoạt động thể thao vào lúc sáng sớm, trước 8h hoặc vào các buổi chiều, sau 5h.  Trẻ thỏa sức vận động và hấp thụ ánh nắng mặt trời. Ánh nắng buổi sớm là nguồn nguyên liệu tự nhiên giúp tổng hợp vitamin D3 cho trẻ, hỗ trợ việc phát triển chiều cao, phòng ngừa tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng do thiếu vitamin D.

3. Giấc ngủ – Không thể thiếu cho sự phát triển chiều cao của trẻ

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, cả về thể chất lẫn tinh thần. Khi ngủ, hormone tăng trưởng được tiết ra nhiều hơn. Vì vậy, ngủ đủ giấc và đúng giờ rất tốt cho sự phát triển thể chất của trẻ.

Tùy từng độ tuổi mà thời gian ngủ khác nhau, riêng đối với các trẻ từ 1 -3 tuổi, trẻ cần 12 – 14 tiếng để ngủ, trong đó thời gian ngủ ban ngày chỉ từ 1 – 2 tiếng, còn với những trẻ lớn hơn, thời gian ngủ cũng ít hơn, từ 9 – 11 tiếng mỗi ngày. Trẻ thiếu ngủ sẽ khiến trẻ chậm phát triển, tư duy kém, mệt mỏi, uể oải.

4. Gen – không phải yếu tố duy nhất quyết định chiều cao của trẻ

Các yếu tố gen di truyền chỉ ảnh hưởng khoảng 20% đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Thông thường, trong gia đình bố mẹ có chiều cao lý tưởng sẽ là một lợi thế giúp con có cơ hội phát triển chiều cao tốt hơn các bạn khác.

Tuy nhiên, đối với gia đình có bố mẹ thấp cũng không cần lo lắng rằng con mình chắc chắn sẽ thấp còi như bố mẹ. Tầm vóc của trẻ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố không chỉ gen. Bởi vậy, các bậc cha mẹ có chiều cao trung bình thấp hãy chú ý hơn các yếu tố còn lại để giúp con mình không bị thấp còi so với các bạn cùng trang lứa.

Tin mới nhất