Nguồn nước giếng khoan hiện nay ít nhiều tồn tại những chất gây hại cho sức khỏe khi hàng ngày sử dụng. Theo các chuyên gia môi trường, hơn 90% nguồn nước giếng khoan có hàm lượng sắt cao, độ PH thấp. Ngoài ra còn nhiễm phèn, kim loại nặng, đá vôi,… Chính vì thế xây hệ thống lọc nước giếng khoan là thực sự cần thiết đối với mọi gia đình.
Tại sao nước giếng khoan bị ô nhiễm?
Nước giếng khoan là loại nước có nguồn gốc từ nước ngầm. Đây là nguồn nước nằm sâu dưới lòng đất. Thường đước khai thác rất nhiều từ xưa cho đến nay.
Vấn đề ô nhiễm nguồn nước giếng khoan hiện nay chủ yếu đề là do bắt nguồn từ môi trường đất bị ô nhiễm. Theo đó, nước mưa hòa tan và mang theo trong quá trình thấm qua các tầng lớp vật chất. Và cuối cùng hòa vào nguồn nước ngầm.
Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nước giếng khoan:
- Các chất thải của các ngành công nghiệp: Các chất thải này chưa được xử lý đúng quy trình đã được xả môi trường. Làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất và đặc biệt là ô nhiễm nước.
- Trong nông nghiệp: Việc sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật, phân bón,… Gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đất bởi hàm lượng dư của chúng. Và xâm nhập và tồn tại vào nguồn nước ngầm, nước giếng khoan.
- Các hoạt động khai thác khoáng sản, các mỏi kim loại nặng: Hoạt động này làm phá bỏ các kết cấu sẵn của chúng. Đồng thời thấm vào đất cũng như các nguồn nước gần đó.
- Phân từ các chuồng trại, gia súc, gia cầm. Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến nguồn nước ngầm hay nước giếng khoan của bạn bị nhiễm vi khuẩn. Đặc biệt là các hợp chất hữu cơ của nito sẽ hình thành các hợp chất nitrit, nitrat gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng.
Nước giếng khoan ô nhiễm như thế nào?
Nhiễm các hóa chất độc hại
Các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người đều gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Các hoạt động này thải ra vô số hóa chất gây ra rất nhiều tác hại đối với môi trường. Trong đó nguồn nước giếng khoan là yếu tố bị ảnh hưởng trước tiếp.
Ngoài ra, các hoạt động sản xuất nông nghiệp với hàm lượng dư. Như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và hoạt động chăn nuôi chuồng trại cũng góp phần gây nguồn nước giếng khoan bị ô nhiễm.
Nhiễm vi khuẩn
Có hai loại vi khuẩn điển hình gây hại đến sức khỏe con người được tìm thấy trong nguồn nước giếng khoan. Đó là E.coli và Coliform. Ngoài ra còn có các vi khuẩn gây bệnh đường ruột như tả, lỵ, thương hàn,…
Đây là những vi khuẩn thường có trong nước thải. Khi nước thải không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài các vi khuẩn sẽ xâm nhập vào môi trường đất, nước. Gây ô nhiễm và thông qua đó xâm nhập vào nguồn nước ngầm, nước giếng khoan.
Ô nhiễm kim loại nặng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nguồn nước ngầm, nước giếng khoan của bạn bị nhiễm kim loại nặng. Kim loại nặng có trong các lớp trầm tích mà nguồn nước ngầm chảy qua. Hoạt động khai thác các quặng kim loại nặng. Hay các chất thải công nghiệp vào môi trường đất và nước,…
Nếu kim loại nặng trong nước giếng khoan không được xử lý triệt để. Sẽ để lại nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thời gian dài thậm chí là gây ung thư.
Nước mặn
Nguồn nước ngầm, nước giếng khoan ở những nơi có nguồn nước mặt bị nhiễm mặn. Thì nguồn nước nơi đó cũng sẽ bị ảnh hưởng và bị nhiễm mặn (nước lợ). Mà nguồn nước này lại không thể sử dụng để ăn uống và sinh hoạt. Gây ra tình trạng thiếu ngước sinh hoạt ở các vùng ven biển.
Nước nhiễm phèn
Nước nhiễm phèn là một trong những tình trạng phổ biến nhất trong các loại nước giếng khoan. Đây là hiện tượng nước có chứa nhiều thành phần sắt và mangan. Đặc biệt có hại cho sức khỏe, cũng như các hoạt động sinh hoạt đời sống của người dân.
Nước nhiễm đá vôi
Nước ngầm, nước giếng khoan ở những vùng núi đá vôi thường có hàm lượng canxi trong nước cao. Loại nước này còn được gọi là nước cứng. Loại nước này có ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống và sức khỏe con người.
Tác hại của nước giếng khoan tới sức khỏe con người
Rất nhiều người tin rằng nước giếng khoan trong lòng đất thì tinh khiết. Vì khi nước sông hồ, nước mưa thấm qua các tầng đất đá và trầm tích để đọng lại thành nước ngầm. Thì nước này đã được lọc bởi các tầng địa chất, và không tiếp xúc với bụi bẩn.
Trên thực tế, quan niệm này là hoàn toàn sai lầm. Nước ngầm trong quá trình thẩm thấu, di chuyển, sẽ tích tụ hàm lượng lớn các chất độc hại như ASEN, Mangan,... Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là gây ung thư. Ngoài ra, nước giếng khoan chứa hàm lượng muối hòa tan của các ion kim loại vượt quá quy định. Gây ra hiện tượng nước nhiễm phèn. Theo đó, người dân sẽ mắc những căn bệnh như suy giảm chức năng thận, sỏi thận thậm, chí là ung thư khi sử dụng lâu dài.
Không chỉ bởi nhữg kim loại hay chất hóa học có trong lòng đất. Ngày nay, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm mạch nước ngầm. Bởi vô số chất thải công nghiệp hằng ngày đổ ra môi trường. Nước sông hồ, nước mưa khi tiếp xúc với không khí bẩn, đất bẩn rồi ngấm vào mạch nước ngầm sẽ trực tiếp đe dọa nước giếng khoan.
Xây dựng bể lọc nước giếng khoan
Đây là một phương pháp truyền thống đã được sử dụng rất lâu từ trước. Nước sau lọc dùng cho mục đích sinh hoạt. Hệ thống bể lọc nước giếng khoan thường gồm có 3 ngăn: lắng, lọc và chứa với các vật liệu lọc nước được sử dụng là cát với các kích thước lớn và nhỏ, than hoạt tính và sỏi,…
>>> Xem chi tiết tại: Cách làm bể lọc nước giếng khoan cực đơn giản mà lại hiệu quả tại nhà
Tuy nhiên phương pháp này chỉ là một phương pháp lọc thô. Chỉ loại bỏ được các thành phần tạp chất có kích thước lớn. Do đó các tạp chất hữu cơ hòa tan kích thước nhỏ, kim loại nặng và các vi khuẩn vẫn còn. Chính vì thế nguồn nước này chỉ có thể sử dụng để sinh hoạt, tắm giặt,… Chứ không thể dùng để ăn uống.
Theo đó, để tăng mức độ an toàn của nguồn nước uống. Máy lọc nước là một thiết bị lọc nước không thể thiếu đối với mọi gia đình. Đây là thiết bị có thể loại bỏ hoàn toàn các loại tạp chất độc hại, các vi khuẩn, vi sinh vật có hại cho sức khỏe. Đồng thời giữ lại các khoáng chất có lợi. Đem đến một sức khỏe tốt hơn cho mọi người, mọi nhà.
Nước giếng khoan là nguồn nước khá phổ biến ở nước ta. Từ những vùng nông thông đến những thành phố lớn. Tuy nhiên do các hoạt động lao động sản suất; cùng các tác động của môi trường khiến nguồn nước này không còn an toàn đối với sức khỏe người sử dụng.
> Có thể bại chưa biết: