Vi sinh vật có mặt ở khắp mọi nơi. Trong môi trường đất, không khí, thực phẩm hay thậm chí là trong môi trường nước. Hiện tượng nước bị nhiễm vi sinh vật là một trong những kiểu ô nhiễm nguồn nước. Điển hình thường gặp phải ở nhiều nguồn nước sinh hoạt. Theo đó, những vi khuẩn gây bệnh trong nước có thể gây nhiễm trùng đường ruột, sốt thương hàn, dịch tả lỵ,…
Vi sinh vật là những sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân sơ hoặc nhân thực. Chúng có kích thước cực kì nhỏ. Chính vì thế không thể quan sát được bằng mắt thường mà phải sử dụng kính hiển vi. Nó bao gồm cả virus, vi khuẩn, nấm, tảo, nguyên sinh động vật,…
Môi trường nước bị ô nhiễm vi sinh vật
Thường thì vi sinh vật có mặt trong môi trường nước ở nhiều dạng khác nhau. Tuy có nhiều các vi sinh vật có ích. Thế nhưng bên cạnh đó còn có rất nhiều nhóm có hại. Chúng là tác nhân gây bệnh hoặc truyền bệnh cho người và sinh vật. Đặc biệt là các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh. Như các loại ký sinh trùng bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt rét,… Siêu vi khuẩn viêm gan B, siêu vi khuẩn viêm não Nhật bản, giun đỏ, trứng giun,… Những nhóm vi sinh gây bệnh trên khi tồn tại quá nhiều trong môi trường sống sẽ là nguồn gây hại. Và là nguyên nhân lan truyền bệnh vô cùng nguy hiểm.
Môi trường nước có tồn tại nhiều vi sinh vật gây bệnh gọi là môi trường nước bị ô nhiễm vi sinh. Con người sống gần hoặc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm vi sinh sẽ dễ dàng mắc phải các bệnh truyền nhiễm. Như các bệnh về đường hô hấp, lao, viêm phế quản,… Hay các bệnh đường ruột như tả, lỵ, thương hàn,…
Nguyên nhân nguồn nước nhiễm vi sinh vật
Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải các bệnh viện,… Theo đó, người ta phân ra hai loại nguyên nhân chính. Là do chất thải y tế và chất thải sinh hoạt.
Chất thải y tế
Các cơ sở y tế hay bệnh viện là nơi tập trung vô cùng nhiều các loại vi sinh vật do các bệnh nhân mang vào. Trong quá trình điều trị, các loại vi sinh này không chỉ còn tồn tại trong cơ thể bệnh nhân. Mà còn được nhân lên qua việc sử dụng các dụng cụ. Cũng như các thiết bị y tế tại cơ sở y tế, bệnh viện.
Những thiết bị y tế này sau khi sử dụng xong, nếu không được xử lý, mà đưa thẳng ra môi trường. Theo đó, chúng trở thành một trong các tác nhân chính khiến cho môi trường nước ở khu vực này bị ô nhiễm vi sinh. Đây chính là lý do thực trạng nước ô nhiễm vi sinh đáng báo động. Đặc biệt là tại các khu vực xung quanh bệnh viện hay các cơ sở y tế.
Chất thải sinh hoạt
Chất thải sinh hoạt của con người bao gồm các loại rác như thức ăn thừa, bao bì đựng thực phẩm,… Bên cạnh đó, phân hay nước tiểu cũng là một nguồn chất thải chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh. Sau khi những chất thải này được xả ra môi trường, chúng mang theo rất nhiều vi sinh vật gây hại tới môi trường. Khiến môi trường nước bị ô nhiễm vi sinh một cách nặng nề theo thời gian.
Các biện pháp xử lý nước bị ô nhiễm vi sinh vật
Để hạn chế việc môi trường nước bị ô nhiễm vi sinh vật. Đầu tiên, bạn cần chú ý giữ gìn vệ sinh cho khu vực sinh sống của mình. Không xả rác bừa bãi ra môi trường xung quanh nơi sinh sống. Rác thải sinh hoạt cần được phân loại và đem vứt ở đúng nơi quy định. Đảm bảo vệ sinh môi trường và được các đơn vị vệ sinh thu gom đi xử lý.
Nếu nguồn nước bị ô nhiễm vi sinh gây nên nhiều nguy hại đối với sức khỏe của người dùng. Chính vì vậy chúng ta cần nắm được các cách phòng tránh và xử lý. Để nguồn nước sử dụng của gia đình được an toàn.
Đặc biệt đối với nguồn nước sinh hoạt, để đảm bảo nguồn nước sử dụng của cả gia đình được đảm bảo về độ an toàn cũng như tinh khiết. Bạn có thể sử dụng các biện pháp xử lý nước như xây bể lắng lọc, bể lọc nước, khử trùng bằng hóa chất,… Tuy nhiên biện pháp sử dụng máy lọc nước được xem là hiệu quả nhất không những đem lại nguồn nước tinh khiết cho gia đình mà còn tiết kiệm chi phí, và tuyệt đối an toàn với người sử dụng.
Hiện tượng nước bị ô nhiễm vi sinh thường gặp ở các nước đang phát triển và chậm phát triển trên thế giới. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (1992), nước bị ô nhiễm gây ra bệnh tiêu chảy. Làm chết 3 triệu người và 900 triệu người mắc bệnh mỗi năm. Ðã có năm số người bị mắc bệnh trên thế giới rất lớn. Như bệnh giun đũa 900 triệu người, bệnh sán máng 600 triệu người.
>> Các bài viết liên quan: