Bụi Nano có kích thước nhỏ hơn 1 micrométBụi Nano có kích thước nhỏ hơn 1 micromét

Bụi Nano là gì? Nó có ảnh hưởng tới ADN không?

Ô nhiễm không khí hiện đang là một vấn đề lớn nguy hiểm đến sức khỏe con người. Theo một vài nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra một loại bụi không khí còn nguy hiểm hơn cả bụi mịn PM2.5 đó là bụi Nano. Vậy bụi Nano là gì? Nó có những ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe con người?

>> Xem thêm:

Bụi Nano là gì?

Bụi thực tế là những hạt chất rắn có kích thước nhỏ trong không khí. Bụi càng nhỏ thì càng có khả năng thâm nhập sâu hơn vào trong cơ thể. Tùy theo kích thước của nó mà người ta chia ra thành các loại khác nhau, dao động từ PM 10 (các hạt có kích thước từ 2.5 tới 10 micromét), các hạt PM 2.5 (kích thước dưới 2.5 micromét),… Trong đó PM là kí hiệu của Particulate Matter – chỉ những chất rắn hoặc lỏng lẫn trong khí quyển trái đất.

Mà gần đây kết quả quan trắc bụi mịn ở Việt Nam đã phát hiện ra PM1.0 hay còn gọi là bụi Nano – Bụi có kích thước nhỏ hơn 1 micromét.

Ở Việt Nam đã xuất hiện bụi Nano
Ở Việt Nam đã xuất hiện bụi Nano

Bụi Nano có tác hại như thế nào?

Tác hại của ô nhiễm không khí rất nguy hiểm tới sức khỏe con người. Mà bụi càng nhỏ thì những tác động tới sức khỏe càng lớn. Chính vì thế, bụi Nano có thể dễ dàng vượt qua mọi hàng rào ngăn bụi của hệ hô hấp. Nguy hiểm hơn nó có thể tác động đến cấu trúc DNA của con người.

Ảnh hưởng đến phổi

Những hạt bụi mịn xâm nhập vào cơ thể, làm giảm chức năng của phổi, viêm phế quản mãn tính, gây nên bệnh hen suyễn và ung thư phổi. Đồng thời, khiến tình trạng bệnh trở nặng hơn và có thể tử vong.

Làm suy giảm chức năng của phổi
Làm suy giảm chức năng của phổi

Gây ung thư

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới WHO và cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế IARC, những hạt bụi mịn từ 10M đến 2.5M đều được coi là nhân tố gây ung thư. Nguy hiểm hơn, vì bụi PM1.0 có kích thước nhỏ nên nó càng đi sâu vào cơ thể người, đi qua màng tế bào và có thể gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm hơn nữa.

Một nghiên cứu tiến hành năm 2013 dựa trên gần 320 ngàn người tại các quốc gia ở Châu Âu. Nghiên cứu này đã phát hiện rằng không hề có một mức an toàn nào đối với việc tiếp xúc với bụi nano. Khi nồng độ PM10 trong không khí tăng lên 10 micro gram/m3 thì tỷ lệ ung thư tăng 22%. Và MP2.5 càng chết người hơn nữa khi nó làm tăng 36% nguy cơ ung thư phổi cho mỗi mức tăng 10 micro gram/m3 không khí.

Bụi càng nhỏ thì có tác hại càng lớn
Bụi càng nhỏ thì có tác hại càng lớn

Ảnh hưởng đến bà bầu và sự phát triển của thai nhi

Bụi nano có thể xâm nhập sâu vào cơ thể thai phụ, đi sang bào thai và gây nên những tác động xấu trong quá trình phát triển của thai ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Chúng là nguyên nhân gây nhiễm độc máu nhau thai, khiến thai nhi chậm phát triển. Trẻ sinh ra bị ít cân, nhiều khả năng bị suy nhược thần kinh và tự kỷ. Ngoài ra, trẻ nhỏ và những người lớn tuổi có sức đề kháng kém hơn cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi loại bụi này.

>> Lợi ích bất ngờ của việc uống nước đối với bà bầu và trẻ nhỏ

Đây là nguyên nhân gây nhiễm độc máu nhau thai
Đây là nguyên nhân gây nhiễm độc máu nhau thai

Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

Khi bụi Nano đi vào hệ mạch máu người sẽ tạo thành những mảng bám tích tụ trong thành mạch, gây nên viêm mạch máu. Đồng thời, giảm tính đàn hồi của mạch máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Hình thành các bệnh về tim mạch, đột quỵ. Thậm chí gây chế người.

Viêm thành mạch có thể là do ô nhiễm không khí
Viêm thành mạch có thể là do ô nhiễm không khí

Bụi Nano tác động vào ADN gây đột biến gen

Điều này dựa trên nghiên cứu của các nhà khoa học Đài Loan (năm 2012). Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng bụi nano còn có thể xâm nhập sâu và tác động tới hoạt động của DNA. Làm tăng nguy cơ biến đổi hay đột biến gen. Ngoài ra một số nghiên cứu khác cho rằng bụi Nano gây tổn hại DNA của con người tác động tiêu cực đến sức khỏe lẫn bộ máy di truyền.

Thậm chí, nó còn chứa chất phóng xạ gây nguy hiểm cho con người. Theo đó, làm tăng nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ qua đường hít lẫn qua đường miệng nếu chúng bám vào các sản phẩm nông nghiệp. Theo thống kê hàng năm cho thấy, Những hạt bụi Nano là nguye do 5 triệu người chết mỗi năm trên toàn cầu.

Bụi Nano tác động vào ADN gây đột biến gen
Bụi Nano tác động vào ADN gây đột biến gen

Bảo vệ sức khỏe khỏi bụi Nano như thế nào?

  • Kiểm soát ô nhiễm cho đường xá, xây dựng và bãi chôn lấp, các cơ sở nông, công nghiệp,… Theo đó, nên ưu tiên sử dụng các phương tiện giao thông và nhiên liệu thân thiện với môi trường.
  • Hạn chế các hoạt động chặt phá đốt rừng, hạn chế dùng nhiên liệu hóa thạch…
  • Giảm thải ô nhiễm từ việc sử dụng bếp lò và lò sưởi than đá, củi. Đây là các nguồn phát thải công nghệp phổ biến nhất.
  • Kiểm soát chất thải xăng dầu diesel từ các phương tiện cơ giới.
  • Phủ xanh môi trường sống. Nâng cao ý thức bảo vệ rừng và cây xanh trong và ngoài đô thị.
  • Hạn chế làm việc, đi lại ở ngoài trời những ngày không khí ô nhiễm, kém chất lượng. Tránh xa các nguồn không khí ô nhiễm và mang khẩu trang lọc bụi chuyên dụng khi ra đường.
  • Chạy xe chậm trên những con đường cấp phối, chưa được thảm nhựa.
  • Làm sạch không khí: Không sử dụng máy móc, thiết bị sản sinh nhiều bụi bặm. Sử dụng các thiết bị lọc không khí để đảm bảo môi trường sống an toàn hơn.
  • Ăn uống lành mạnh: Nâng cao hệ miễn dịch bằng những thực phẩm có thể lọc sạch phổi như: rau xanh, trái cây giàu vitamin A, vitamin C và beta-caroten, giúp hình thành và duy trì lớp niêm mạc ở đường hô hấp và đường tiêu hóa, chống lại tổn thương tế bào, tăng cung cấp oxy cho tế bào.
  • Bổ sung nước: Uống nước đầy đủ cũng là cách giúp lọc phổi, thanh lọc cơ thể. Giúp cơ thể mạnh khỏe hơn.
Uống nước giúp thanh lọc cơ thể
Uống nước giúp thanh lọc cơ thể

Hiện chưa có cách hữu hiệu làm sạch bầu không khí đã nhiễm “siêu bụi” này. Mà tình trạng ô nhiễm môi trường ngày nay ngày càng trầm trọng. Chính vì thế. Hãy sử dụng các biện pháp phòng chống PM1.0 để bảo vệ sức khỏe của mình nhé.