Tác dụng bất ngờ của sữa chua khi ăn vào mùa đông

Tác dụng bất ngờ của sữa chua khi ăn vào mùa đông

Sữa chua là thực phẩm được dùng phổ biến trong khẩu phần ăn hàng ngày. Mặc dù mọi người vẫn quan niệm rằng sữa chua chỉ nên ăn vào những ngày hè nắng nóng. Tuy nhiên, khi ăn vào mùa đông tác dụng của sữa chua cũng mang lại nhiều lợi ích bất ngờ. Hãy tìm hiểu ngay. 

> Xem thêm:

Sữa chua là gì?

Sữa chua (hay yaourt) là sản phẩm bơ sữa được sản xuất bởi vi khuẩn lên men của sữa. Sữa chua có thể làm từ tất cả các loại sữa như sữa bò tươi, sữa bột hay các loại sữa động vật,… Nhưng hiện nay, nó chủ yếu được làm từ sữa bò. Sữa được lên men thành sữa chua do vi khuẩn lactic. Từ đó, có vị, sánh và sệt do vi khuẩn lactic đã biến dịch trong sữa thành dịch chứa nhiều axit lactic. Hiện tượng này gọi là lên men lactic

Sữa chua là thực phẩm giàu vitamin, kali, magiê và protein. Ngoài ra, thành phần tốt nhất trong sữa chua là lactobacillus, loại probiotic giúp loại bỏ vi khuẩn có hại và các nhiễm trùng gây hại cho cơ thể. Đặc biệt có rất nhiều loại sữa chua như: sữa chua đặc (thường), sữa chua dẻo, sữa chua uống, sữa chua lợi khuẩn,….

Do sữa chua thường phải để lạnh hoặc để đông, Thế nên nhiều người nghĩ rằng sẽ không tốt nếu ăn sữa chua vào mùa đông. Tuy nhiên, đó lại là quan niệm sai lầm.

Sữa chua là sản phẩm bơ sữa được sản xuất bởi vi khuẩn lên men của sữa
Sữa chua là sản phẩm bơ sữa được sản xuất bởi vi khuẩn lên men của sữa

Tác dụng của sữa chua khi ăn vào mùa đông

Tăng cường hệ miễn dịch

Sữa chua có chứa các vi khuẩn có lợi giúp tăng cường khả năng miễn dịch và ngăn ngừa viêm nhiễm ảnh hưởng đến cơ thể. Ngoài ra, sữa chua còn có những khoáng chất vi lượng giúp tăng cường miễn dịch của sữa chua từ magie, selen và kẽm, và các vitamin D… Đây là những chất rất tốt có thể chống lại bệnh tật xâm nhiễm.

Ngừa cảm lạnh

Vào mùa đông, cảm lạnh là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến thường xuyên xảy ra. Các vi khuẩn tốt trong sữa chua sẽ hỗ trợ hiệu quả trong cuộc chiến chống lại vi khuẩn gây cảm lạnh. Trong đó, probiotic có trong sữa chua được chứng minh giảm viêm, những bệnh liên quan đến nhiễm virus, rối loạn đường ruột,… Chính vì thế, sử dụng sữa chua thường xuyên có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn và giảm khả năng mắc bệnh.

Hỗ trợ tiêu hóa

Ăn yaourt có tác dụng giúp duy trì sự cân bằng độ pH và ngăn ngừa axit tích tụ trong cơ thể. Do đó, nó hỗ trợ hiệu quả quá trình tiêu hóa. Đặc biệt, một số loại men vi sinh được tìm thấy trong sữa chua chẳng hạn bifidobacteria và lactobacillus được chứng minh là làm giảm các triệu chứng khó chịu của hội chứng ruột kích thích (IBS) – một rối loạn phổ biến ảnh hưởng đến đại tràng.

Tăng cường sức khỏe xương

Thời tiết lạnh tác động rất tiêu cực tới xương khớp, khiến xương giòn hơn. Trong khi đó, sữa chua rất giàu canxi và phốt pho. Đặc biệt, các vi chất có tầm quan trọng như vitamin D trong sữa chua giúp bạn tăng cường mật độ xương. Từ đó, giúp tăng cường sức khỏe và xương ngăn ngừa loãng xương

Ăn sữa chua vào mùa đông mang lại rất nhiều lợi ích
Ăn sữa chua vào mùa đông mang lại rất nhiều lợi ích

Ăn sữa chua đúng cách

Sữa chua nên được ăn sau bữa từ 30 phút đến 1 tiếng. Không nên ăn khi đói bụng. Khi mua về bạn nên sử dụng hết trong vòng 1 tuần vì càng để lâu thành phần dinh dưỡng trong sản phẩm sẽ càng hao hụt. Thậm chí có thể biến đổi chất. Tác dụng của sữa chua chỉ phát huy đầy đủ khi trong thời gian sử dụng với nhiệt độ và thời gian thích hợp.

Có thể nói, bạn có thể tạo ra bất cứ đồ ăn nào liên quan đến sữa chua, nhất là kết hợp các loại trái cây, thực vật giúp thanh mát, bổ sung dưỡng chất. Trong đó, sữa chua nếp cẩm, sữa chua nha đam, mít, dâu tây, việt quất hay salat sữa chua được nhiều chị em thực hiện bởi cách thực hiện dễ dàng, ngon miệng.

Sữa chua có thể kết hợp với các loại trái cây
Sữa chua có thể kết hợp với các loại trái cây

Những ai không nên ăn sữa chua?

Công dụng của sữa chua rất hữu ích với sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng thích hợp để ăn sữa chua:

  • Người không dung nạp lactose: là một đường được chủ yếu tìm thấy trong sữa. Những ai không tiêu hóa được chất này sẽ có các triệu chứng khác nhau chẳng hạn đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn…
  • Người mẫn cảm, dễ bị dị ứng: Trong những trường hợp này, nó gây ra một phản ứng nổi mề đay, sưng hoặc sốc phản vệ.
  • Tác hại của sữa chua đối với người bị bệnh tiểu đường: Nhiều loại sữa chua có chứa lượng đường bổ sung khá cao. Lượng đường dư thừa có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe.
Những người tiểu đường không nên ăn sữa chua
Những người tiểu đường không nên ăn sữa chua

Sữa chua là một thực phẩm mang một hàm lượng lớn chất khoáng như canxi, magie, sắt cùng nhiều vitamin C, A, B12, D… có lợi có sức khỏe. Nó luôn có mặt trong mọi chế độ ăn uống lành mạnh. Hơn nữa, sữa chua còn được kết hợp đa dạng vị và màu sắc. Thế nên đây là một thực phẩm rất ngon và bổ dưỡng.

Các bài viết liên quan: