Rác thải hiện nay đang làm mối bận tâm lớn nhất đối với đời sống và sức khỏe con người. Hàng năm, theo tổ chức Y tế thế giới, trên thế giới có 5 triệu người chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên quan tới rác thải. Trong đó, chất thải nguy hại là một trong những nguyên nhân lớn nhất.
Chất thải nguy hại là gì?
Khái niệm
Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp. Dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác,… Hoặc tương tác với chất khác gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người. Đây thường là các chất thải lỏng, khí nén hoặc các chất oxy hóa,…
Nguồn gốc của chất thải nguy hại
Hầu hết tất cả các ngành nghề đều phát sinh chất thải nguy hại. Đặc biệt là các ngành nghề:
- Các ngành dịch vụ: Chất thải có hại thường được sản sinh khi tráng phim. Hay chất thải từ chăm sóc y tế, hoá trị liệu, chất thải phóng xạ,…
- Công nghiệp: Nhìn chung nguồn phát sinh chất thải nguy hại phần lớn xuất phát từ các hoạt động công nghiệp. Cụ thể như:
- Mạ kim loại: Các kim loại nặng Cr, Ni, dung dịch axit,… Khi được mạ đều sinh ra chất thải nguy hại.
- Khoáng sản: Quặng sắt, quặng sulfua thải, bùn thải và chất thải có chứa dầu thải,…
- Cơ khí: Chất thải có chứa amiăng, xăng-dầu – nhớt thải, sáp – mỡ thải, bùn thải từ thiết bị chặn dầu- tách dầu, bùn thải hoặc chất thải có chứa halogen hữu cơ…
- Điện: Các thiết bị điện có PCB, CFC, HCFC, HFC, amiăng,…
- Nông nghiệp: Chất thải nguy hại chính là các bao bì thuốc trừ sâu, các thuốc trừ sâu cấm sử dụng. Hay các loại thuốc hết hạn sử dụng,… Ngoài ra, kim tiêm, vỏ chai thuốc chứa dược phẩm gây độc tế bào. Các gia súc – gia cầm chết do dịch bệnh cũng là một loại rác thải.
- Hoạt động sinh hoạt: Trong đời sống hàng ngày con người cũng thường xuyên vứt bỏ các loại chất thải nguy hại ra môi trường. Ví dụ như các acquy, pin hỏng, đèn huỳnh quang thải,chất thải có thành phần sơn – vecni – chất kết dính- chất bịt kín – mực in, thuốc diệt trừ các loài gây hại.
Tác hại của chất thải nguy hại
Ăn mòn
Các chất hoặc hỗn hợp các chất có tính axít mạnh hoặc kiềm mạnh. Việc ăn mòn có thể gây cháy da, ảnh hưởng đến phổi và mắt, gây hư hại vật liệu công trình.
Thường thì độ pH là thông số thông dụng để đánh giá tính ăn mòn của chất thải. Tuy nhiên thông số về tính ăn mòn của chất thải còn dựa vào tốc độ ăn mòn thép để xác định chất thải có nguy hại hay không. Một chất thải được coi là chất thải nguy hại có tính ăn mòn khi:
- Là chất lỏng có pH <= 2 hay >= 12.5
- Là chất lỏng có tốc độ ăn mòn thép lớn hơn 6.35 mm (0.25 inch) trong một năm.
Dễ cháy
Chất thải lỏng có nhiệt độ bắt cháy thấp hơn 60 độ C, chất rắn có khả năng tự bốc cháy hoặc phát lửa do bị ma sát, hấp thu độ ẩm, do thay đổi hóa học tự phát trong các điều kiện bình thường, khí nén có thể cháy. Đặc tính dễ cháy sẽ gây ra hỏa hoạn, bỏng, làm ô nhiễm không khí và nguồn nước.
Chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng ôxy hóa tỏa nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác. Có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các chất đó. Gây ra cháy nổ, gây nhiễm độc nguồn nước và không khí.
Dễ nổ
Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng có thể nổ. Do kết quả của phản ứng hóa học khi tiếp xúc với lửa hoặc do bị va đập, ma sát sẽ tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ. Gây thiệt hại cho môi trường xung quanh. Chúng có thể gây tổn thương da, bỏng và thậm chí là tử vong.
Có độc tính
Nếu ở mức độ độc tính cấp, các chất thải có thể gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng. Hoặc có hại cho sức khỏe qua đường ăn uống, hô hấp hay qua da. Ở mức mãn tính, các chất thải có thể gây ra các ảnh hưởng từ từ và mãn tính. Do ăn phải, hít thở phải hoặc ngấm qua da. Sinh khí độc, các chất thải chứa các thành phần mà khi tiếp xúc với không khí hoặc với nước sẽ giải phóng ra khí độc, gây nguy hiểm đến con người và sinh vật. Đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.
Dễ lây nhiễm
Chất thải nếu không được quản lý chặt chẽ, không đảm bảo an toàn. Chủ yếu là trong thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý thì các rủi ro. Sự cố sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khỏe cộng đồng. Tùy thuộc vào đặc tính và bản chất của chất thải mà khi thải vào môi trường sẽ gây nên các tác động khác nhau, lan truyền bệnh.
Ảnh hưởng đến môi trường
Các chất thải có thể gây ra các tác hại nhanh chóng hoặc từ từ đối với môi trường thông qua tích lũy sinh học và gây tác hại đến các hệ sinh vật.
Cách xử lý chất thải nguy hại
Để giảm thiểu tác động xấu của nó và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, chúng ta cần tuân thủ một số phương pháp xử lý chất thải khoa học, đúng quy chuẩn.
- Phương pháp sinh học: Phương pháp này thường dùng để xử lý nước thải, đất bị ô nhiễm, bùn thải… Với mục đích chính là phân hủy và làm biến đổi chất hữu cơ có trong chất thải. Làm giảm ảnh hưởng của nó đối với môi trường. Tuy nhiên phải đặc biệt lưu ý, toàn bộ quá trình ủ sinh học cần được kiểm soát nghiêm ngặt.
- Phương pháp đốt: Chất thải nguy hại được cho vào lò đốt. Sau đó khí thải trước khi thoát ra môi trường sẽ được làm sạch. Và phần xỉ than sẽ được đem đi chôn lấp.
- Phương pháp chôn lấp: Phương pháp này được áp dụng cho một số loại chất thải như xỉ tro, bùn thải… Theo đó, mỗi hố chôn tương ứng với một loại chất thải đã được quy định. Chất thải sau khi được đổ đầy sẽ được phủ chống thấm, đầm nén lớp đất mặt. Sau đó đổ một lớp bê tông để cách ly chất thải với môi trường. Phần nước rỉ từ chất thải nguy hại tiếp tục được thu gom để đưa đi xử lý.
- Phương pháp tái chế: Đây là phương pháp xử lý chất thải nguy hại có thể tái chế. Như đồ điện tử, nhựa, giấy, thủy tinh…
Kết luận
Xử lý chất thải là một trong những vấn đề cần xử lý cấp bách nhất hiện nay. Tuy nhiên, lại không được chú trọng. Bảo vệ môi trường là điều rất quan trọng trong cuộc sống. Chúng ta biết rằng môi trường sống quanh ta ngày càng xấu đi, vậy hãy bảo vệ chúng từ những việc nhỏ trong chính cuộc sống của mình.
>>> Có thể bạn chưa biết: