Tẩy tế bào chết đang được coi như là một phương pháp làm đẹp được ưa chuộng nhất hiện nay. Đây được xem là phương pháp làm đẹp hiện đại, an toàn mà hiệu quả. Vậy thực chất tẩy tế bào chết hóa học là gì? Cơ chế hoạt động của nó như thế nào? Và cách sử dụng ra sao? Hãy cũng tìm hiểu ngay các thông tin dưới đây nhé!
Bạn có biết da chết thực chất là một lớp sừng nằm ngoài cùng của tầng biểu bì. Cứ mỗi phút trôi qua, làn da của chúng ta sẽ đào thải khoảng 30 – 40 nghìn tế bào chết. Lượng tế bào chết quá nhiều sẽ khiến làn da của chúng ta sần sùi, thô ráp và không đều màu. Chưa kể đến những tác động từ môi trường bên ngoài như khói bụi, tia tử ngoại, môi trường ô nhiễm,.. Sẽ khiến lớp tế bào chết tăng lên đáng kể. Điều này về lâu dài sẽ gây nên hiện tượng bí tắc lỗ chân lông gây mụn và không hấp thụ được tối ưu các dưỡng chất.
> Xem thêm:
- Cách chăm sóc da mặt hàng ngày đơn giản mà cực hiệu quả
- 3 cách chăm sóc da mùa đông bạn cần lưu ý để có một làn da sáng khỏe
- Những cách ăn uống giúp thanh lọc cơ thể đơn giản tại nhà
- Giảm cân hiệu quả nhờ uống nước đúng cách
Tẩy tế bào chết hóa học là gì?
Nếu tẩy da chết vật lý là tác động cơ học trên bề mặt da giúp loại bỏ bụi bẩn và các tế bào da chết. Thì tẩy da chết hóa học lại có thể thấm sâu vào các lỗ chân lông trên da. Lấy đi các tế bào chết giúp đẩy nhân mụn ra bên ngoài, thúc đẩy và tái sinh tế bào da mới.
Tẩy tế bào chết hóa học thực chất là sử dụng các axit tự nhiên có trong thực vật. Các chất này có thể thẩm thấu vào da, làm sạch da và thanh tẩy các tế bào chết khỏi da mặt. Ngay cả các tế bào chết và bã nhờn gây mụn cũng sẽ được loại bỏ hoàn toàn từ tận sâu lỗ chân lông. Ngoài ra, tẩy tế bào chết hóa học còn thúc đẩy khả năng sản sinh collagen. Kích thích tế bào mới phát triển, tăng khả năng dưỡng ẩm và ngăn ngừa lão hóa da.
Có rất nhiều loại tẩy tết bào chết hóa học như: AHA, BHA, LHA, PHA, Axit retinoic,… Nhưng hai loại được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là AHA và BHA.
Cơ chế hoạt động khi tẩy tế bào chết hóa học
AHA
AHA (Alpha Hydroxy Acid) đây thành phần có trong trái cây và sữa. AHA là loại acid ưa nước, có thể tan được trong nước nên có thể phá vỡ được các tế bào nước. Từ đó làm bong phần da chết. Chính vì thế mà AHA phù hợp với các nàng có nhu cầu cải thiện vùng da ở tầng biểu bì. Như làm đều màu da, giảm thâm, ngăn ngừa lão hóa, giảm độ sần sùi và thô ráp.
BHA
BHA là tên viết tắt của Beta Hydroxy Acid. Nếu như AHA tan được trong nước và cải tạo bề mặt da ở tầng biểu bì. Thì BHA kết hợp tốt được với dầu, đi sâu vào nang lông. Làm tiêu biến những tế bào chết cũng như dầu thừa bít tắt trong lỗ chân lông. Khả năng làm sạch sâu của BHA tốt hơn AHA rất nhiều. Chính vì vậy mà BHA rất thích hợp với những làn da dầu đang mắc các tình trạng như lỗ chân lông to, nhiều dầu thừa, sợi bã nhờn và mụn, đặc biệt là mụn ẩn.
BHA có khả năng hoạt động trên bề mặt da giúp làm sáng da, mờ vết thâm. Tuy hiệu quả kém hơn so với AHA nhưng với những làn da quá nhạy cảm không thể sử dụng AHA. Thì BHA là một sự lựa chọn để thay thế vì khả năng làm dịu.
Nồng độ BHA dao động từ 1-4%, mức hoạt động phổ biến và lý tưởng nhất là 1,5- 2% với độ pH 3-4.
Cách tẩy da chết hóa học
Những lưu ý khi sử dụng tẩy tế bào chết hóa học
- Tẩy tế bào chết hóa học có thể gây kích ứng cho mắt. Vì vậy nên cẩn thận với vùng mắt khi dùng.
- Vì sản phẩm tẩy da chết hóa học tẩy đi lớp tế bào chết ngoài cùng của da nên sẽ khiến da bạn bắt nắng hơn. Do đó, bạn cần dùng kem chống nắng đầy đủ và che chắn kĩ khi đi ra ngoài.
- Không nên lạm dụng tẩy da chết quá nhiều lần mà nên dùng theo hướng dẫn chỉ định của nhà sản xuất.
- Đẩy mụn là tình trạng có thể gặp phải trong quá trình sử dụng tẩy tế bào chết hóa học bởi đặc tính làm sạch sâu, đẩy cặn bẩn bị bít tắt trong lỗ chân lông ra ngoài. Chính vì thế hãy kiên trì dùng trong một khoảng thời gian dài. Tối thiểu là 6 tháng.
- Không dùng với loại da có tiền sử dị ứng với aspirin.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về tẩy tế bào chết hóa học. Như bạn biết, đây là một phương pháp làm đẹp rất hiệu quả và có thể đưa lại một làn da láng mịn, sạch khỏe cho bạn. Hy vong thông tin trên đã đưa lại những kiến thức hữu ích cho bạn.
Các bài viết liên quan: