Nên chọn loài cá cảnh nào dễ nuôi nhất để không phải đầu tư quá nhiều thời gian chăm sóc? cùng tìm hiểu ngay.ffđfdccvtrt
Những loài cá cảnh dễ nuôi nhất
Có nhiều loài cá cảnh dễ nuôi cho người mới bắt đầu. Dưới đây là một số loại cá cảnh phổ biến và dễ chăm sóc:
- Cá bảy màu – Guppy (Poecilia reticulata): Guppy là loài cá nhỏ và có màu sắc đa dạng. Chúng dễ chăm sóc, chịu được nhiệt độ kháng khá và không yêu cầu nhiều không gian.
- Cá kiếm Molly (Poecilia sphenops): Molly cũng là loại cá nhỏ, có nhiều màu sắc khác nhau. Chúng dễ nuôi và có thể sống chung với các loài cá khác.
- Cá mún – Platy (Xiphophorus maculatus): Platy là một loài cá nhỏ và vui vẻ. Chúng rất thích nghịch ngợm và dễ chăm sóc.
- Cá dọn bể – Bristlenose Pleco (Ancistrus sp.): Bristlenose Pleco là một loại cá vây to có khả năng ăn rong rêu trong hồ cá. Chúng không quá khó nuôi và thích nghỉ ngơi trong các hốc đá hay ống PVC.
- Cá chọi – Betta (Betta splendens): Betta là một loài cá đẹp với vây dài và màu sắc đa dạng. Chúng có thể sống trong hồ nhỏ mà không cần nhiều không gian và không cần đàn.
- Cá neon – Đây là dòng cá độc đáo với màu sắc ấn tượng. Đặc biệt, mỗi khi bật đèn, chúng sẽ phản chiếu ánh sáng như những chiếc bóng đèn Neon. Cá này tương tự như cá bảy màu, chịu được nhiệt độ và không gian nhỏ hẹp.
- Cá đuôi kiếm – đây là một loại cá cảnh đẹp với chiếc đuôi dài và thướt tha. Cá đuôi kiếm là loại cá cảnh với thân hình nhỏ và bầu bĩnh con trống là những con có kỳ trên lưng dài. Cá đuôi kiếm mái thì hầu như quanh năm suốt tháng bụng to tròn vì chúng đẻ liên tục.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng dù là những loại cá dễ nuôi, bạn cũng cần chuẩn bị một môi trường sống phù hợp cho chúng. Đảm bảo rằng bạn đã hiểu về yêu cầu về nhiệt độ, pH, ánh sáng và chế độ ăn của từng loại cá cụ thể.
Cách chăm sóc cá cảnh dễ dàng
Giữ hồ nước luôn sạch sẽ:
Không nên dùng nước máy trực tiếp để nuôi cá. Trước khi cho nước vào bể cần đảm bảo xử lý clo (có thể dùng dung dịch khử clo có bán tại các cửa hàng). Kiểm tra độ PH bằng giấy quỳ hoặc bút thử, đảm bảo độ PH khoảng từ 6.5 – 8.5. Nếu độ PH thấp hoặc cao hơn mức này sẽ làm giảm sức để kháng của cá, cá dễ bị mệt mỏi, bơi chậm, còi cọc.
Nếu độ PH thấp có thể thêm một chút vôi cục để tăng PH cho bể cá.
Thay nước bể cá định kỳ. Lưu ý bể nước mới khi thay chứa 1/3 nước cũ và 2/3 nước mới để cá dễ thích nghi, không bị thay đổi môi trường nước đột ngột.
Hồ nước cần có hệ thống lọc. Bao gồm hệ thống lọc tầng đáy, lọc tầng mặt nước. Thường xuyên kiểm tra bể lọc xem có hoạt động hiệu quả không, giặt bông lọc định kỳ.
Khôg cho cá ăn quá nhiều:
Cá ăn quá nó cũng sẽ dần bị chết, làm ô nhiễm hồ. Nên cho cá ăn ngày 2 lần (sáng và chiều), cho lượng thức ăn để cá ăn hết trong vòng khoảng 5 phút là đủ. Tất nhiên tần suất ăn của cá cũng phụ thuộc vào loại cá và độ lớn của chúng.
Đảm bảo nhiệt độ cho bể cá:
Nhiệt độ thích hợp nhất là từ 26 – 30 độ C. Mùa đông, nhiệt độ xuống thấp cần dùng sưởi để tăng nhiệt, mùa hè nhiệt độ cao cũng cần có biện pháp che chắn làm mát hồ. Cá cũng cần lượng ánh sáng cần thiết để phát triển.
(Nguồn tham khảo Loài cá cảnh dễ nuôi)
Một số câu hỏi khác về nuôi cá cảnh cho người mới
Làm thế nào để bạn thiết lập một bể cá nước ngọt?
Lắp bể cá nước ngọt là một quy trình nhiều bước, bao gồm lắp bộ lọc, chọn chất nền, đổ đầy bể, điều hòa nước, v.v. Ngoài ra, một số loài cá có thể có những nhu cầu cụ thể, ví dụ như nước của chúng cần giữ ở nhiệt độ nào. Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc các giống cá nước ngọt cụ thể, hãy truy cập hồ sơ giống của chúng.
Bạn nên cho cá nước ngọt ăn bao lâu một lần?
Khi nói đến việc cho cá ăn, hầu hết sẽ hoạt động tốt nhất khi được cho ăn mỗi ngày một lần. Cá mất từ 16 đến 24 giờ để tiêu hóa hoàn toàn thức ăn, vì vậy khoảng cách này giữ cho cá khỏe mạnh và không bị ăn quá nhiều.
Vì sao cá nước ngọt không sống được ở nước mặn?
Cá nước ngọt cần nước có độ mặn dưới 0,05%. Nếu nồng độ muối trong nước của chúng quá cao, cơ thể chúng sẽ mất nước và chúng sẽ bị mất nước. Điều đó sẽ làm chúng chết.