Có khoảng 200 loại ung thư khác nhau trong cơ thể con người. Vào năm 2015, trên thế giới có khoảng 90,5 triệu người bị ung thư. Mỗi năm có thêm 14,1 triệu trường hợp mới phát hiện (không bao gồm ung thư da). Nó gây ra 8,8 triệu người chết, chiếm 15,7% nguyên nhân tử vong.
Dưới đây là 8 thói quen vô tình dẫn đến ung thư mà rất nhiều người không biết:
1. Hút thuốc lá
Tỉ lệ người hút thuốc lá bị mắc bệnh ung thư cao hơn từ 7-11 lần so với những người không hút thuốc lá. Con số thống kê cho thấy hơn 30% số trường hợp bị ung thư phổi, ung thư vòm họng, ung thư thực quản… là có liên quan mật thiết đến việc hút thuốc lá.
Theo Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, có hơn 5.700 thành phần hóa học được tìm thấy trong khói thuốc lá, trong số đó có hơn 70 tác nhân gây ung thư, ví dụ như Benzen, Ethylen Oxit, Vinyl Chloride, Asen (thạch tín), …
Khi đi vào cơ thể, các chất gây ung thư có trong khói thuốc lá hầu hết sẽ được chuyển hóa và gây ung thư theo nhiều cơ chế khác nhau. Ví dụ như gắn với bộ gen gây nên các đột biến gen; gắn với màng tế bào làm rối loạn quá trình phát triển của tế bào. Hoặc kích thích quá trình viêm dẫn đến tăng sinh mạch máu bất thường và phát triển ung thư.
2. Ít luyện tập thể chất
Nhiều chuyên gia y tế cho rằng, tình trạng ít hoạt động thể chất, hay ngồi lâu sẽ khiến cho một số bộ phận cơ thể dễ bị ung thư. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc tiến hành tập thể dục thể thao có quy luật, liên tục có thể phòng chống ung thư cho một số bộ phận cơ thể, chẳng hạn như ung thư kết tràng…
Bạn có biết, trên thế giới, mỗi năm có ít nhất 135.000 ca ung thư tử vong được xác định là do ít vận động. Một số bệnh ung thư có thể kể tới là ung thư đại trực tràng, ung thư buồng trứng, bàng quang… Đặc biệt, lối sống ít vận động có liên quan chặt chẽ đến ung thư ruột kết. Cứ 10 người bị ung thư ruột kết thì có 1 người là do ít vận động.
3. Uống rượu, bia và đồ uống có cồn
Bất cứ đồ uống có cồn, bia, rượu vang hay rượu mạnh, đi đôi với lượng hấp thụ gia tăng, ung thư răng, hàm, miệng, ung thư cổ họng cũng tăng lên rõ rệt theo tỉ lệ thuận.
Theo WHO, khi sử dụng rượu bia 95% chất cồn được chuyển hóa qua gan trở thành các hợp chất mới, dưới tác dụng của enzyme alcohol dehydrogenase, rượu được oxy hóa thành acetaldehyde – một chất làm sinh sôi các tế bào ung thư bằng cách tấn công DNA. Thêm vào đó, nếu càng uống nhiều rượu, hàm lượng acetaldehyde trong nước bọt sẽ càng gia tăng, góp phần làm tổn thương DNA ở các tế bào niêm mạc miệng, vòm họng, thực quản và đường hô hấp.
Rượu cũng làm tăng khả năng hấp thu các chất gây ung thư vào cơ thể như hút thuốc lá; kích thích cơ thể sản sinh ra các phân tử có hoạt tính cao gây tổn hại các tế bào DNA, và từ đó dẫn đến ung thư. Rượu cũng trực tiếp gây ra tình trạng xơ gan và ung thư gan.
4. Dùng thường xuyên đồ uống có đường
Các loại đồ uống có đường cung cấp năng lượng cho cơ thể, rất dễ khiến người ta uống nhiều. Việc đưa nhiều đường vào cơ thể như vậy tất sẽ dẫn tới béo phì. Béo phì là một trong những thủ phạm gây ung thư.
Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, thường chứa loại đường glucose hấp thu nhanh. Sau khi ăn các thực phẩm loại này, mức đường glucose trong máu sẽ tăng vọt lên rất nhanh, nhưng cũng giảm nhanh ngay sau đó.
Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, khi ăn vào cơ thể, mức đường huyết được tăng lên từ từ đều đặn, và cũng giảm xuống một cách chậm rãi giúp giữ được nguồn năng lượng ổn định. Có lợi hơn cho sức khỏe và trí não.
Theo kết quả nghiên cứu, những người tiêu thụ thực phẩm có chỉ số đường huyết cao nhất có khả năng mắc ung thư tuyến tiền liệt cao tới 88%.
5. Ăn quá ít rau và hoa quả tươi
Rau và hoa quả tươi có tác dụng giảm tỉ lệ bị mắc các loại ung thư, chẳng hạn như ung thư vòm họng, ung thư thực quản… Các chuyên gia y tế khuyên rằng mỗi ngày nên ăn ít nhất 400g rau và hoa quả khác nhau, tốt nhất là các loại rau quả có màu đỏ, xanh, vàng, tím…
Nghiên cứu cho thấy quercetin – hợp chất trong nhiều loại rau có đặc tính chống ung thư, đặc biệt là ung thư mắt, theo naturalnews. Flavonol trong hợp chất Quercetin có trong rau quả và trái cây thể hiện hoạt tính chống ung thư. Chống lại một loạt các bệnh ung thư, bao gồm phổi, cổ tử cung, tuyến tiền liệt, vú và đại tràng.
6. Ăn quá nhiều thịt
Ăn trong thời gian dài các món ăn chứa nhiều thịt có thể gây ra nguy cơ ung thư tuyến tuỵ, ung thư tuyến sữa, ung thư tuyến tiền liệt. Tốt nhất mỗi tuần chỉ nên ăn trung bình dưới 500g thịt. Ngoài ra nên hạn chế ăn các loại thịt đã chế biến.
“Nếu chúng ta lạm dụng một loại thực phẩm cung cấp nhiều đạm – các loại thịt đỏ – dễ dẫn tới dư thừa protein hay các chất béo bão hòa. Điều này hoàn toàn có khả năng gây nguy cơ ung thư. Bên cạnh đó, cách chế biến thịt đỏ (lợn, bò, trâu, dê, ngựa, cừu) thường hay gắn liền với chiên, xào, nướng thì dễ dẫn đến thừa chất béo. Ngoài ra, quá trình rán nướng cũng gây ra các chất gây nguy cơ ung thư.
7. Ăn nhiều muối
Muối ăn và các loại thực phẩm ướp muối sẽ làm gia tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày. Lượng muối mà cơ thể hấp thu hàng ngày phải được hạn chế dưới 6g.
8. Thiếu dinh dưỡng từ sữa mẹ
Việc nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp giảm tỉ lệ bị ung thư tuyến sữa và ung thư buồng trứng trước khi người phụ nữ bước vào tuổi mãn kinh. Bên cạnh đó, sữa mẹ còn có tác dụng phòng chống béo phì ở trẻ em và giảm tỉ lệ bị ung thư trong tương lai.
(Tổng hợp)
Tin mới nhất:
- Người bị bệnh dạ dày nên ăn uống như thế nào?
- Phòng bệnh sỏi thận với 7 cách đơn giản nhưng hữu hiệu
- Bảo vệ da khi trời nắng nóng, bạn không thể không biết
- Nước tinh khiết không thực sự tốt cho sức khỏe như chúng ta nghĩ