Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh không đúng cách sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Gây ra nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao. Đặc biệt là mùa hè, đồ ăn để ở ngoài rất nhanh ôi thiu nên hầu hết chúng ta đều trữ trong tủ lạnh.
Đọc ngay những lưu ý dưới đây để bảo quản đồ ăn đúng cách thay vì biến tủ lạnh thành một ổ vi khuẩn!
Nhiệt độ tủ
Thông thường ngăn đông đá nhiệt độ phù hợp từ -18 đến 0 độ. Ngăn lạnh nhiệt độ nên đặt từ mức nhiệt 1,7 – 5 độ C, với ngăn đá thì mức nhiệt độ phù hợp là từ -18 đến 0 độ C. Nếu tủ lạnh nhà bạn ngoài ngăn lạnh và ngăn đông đá còn có ngăn thực phẩm tươi thì đặt từ 0 – 4 độ C, ngăn làm mát khoảng 0 độ C.
Bạn không nên để nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn quá nhiều so với mức nhiệt tiêu chuẩn. Nếu đặt mức nhiệt quá cao, thực phẩm nhanh hỏng và làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Còn nếu nhiệt độ quá thấp sẽ khiến thực phẩm dễ bị đóng tuyết và tiêu hao điện năng nhiều hơn.
Ngoài ra, ngăn đông đá của tủ lạnh có 2 tầng để bạn để riêng phần thực phẩm và phần khay đá. Dù gia đình có nhu cầu dùng đá hay không bạn cũng nên để đá ở ngăn này. Nước đá trong ngăn đông giúp độ lạnh duy trì tốt, tiết kiệm điện hơn. Phòng khi mất điện, nhiệt độ phả ra từ đá cũng giúp làm chậm quá trình hư hỏng đồ ăn.
Không để quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh
Nhiều gia đình mắc lỗi trồng chất quá nhiều thức ăn dự trữ ở tủ lạnh. Tủ lạnh càng nhiều đồ càng cần một mức nhiệt thấp hơn. Không những vậy, nếu để quá nhiều đồ san sát nhau sẽ không có những khe hở cho không khí lạnh lưu thông và lan tỏa rộng khắp. Điều này dẫn đến một số vị trí nhiệt độ sẽ tăng cao, làm thực phẩm nhanh chóng bị hỏng, ôi thiu. Tệ hơn, chúng là nguồn phát tán làm nhiễm khuẩn các loại thực phẩm khác.
Do đó, để duy trì chế độ bảo quản tốt cũng như tiết kiệm năng lượng, nên sắp xếp mật độ thực phẩm vừa đủ và cài đặt mức nhiệt độ phù hợp.
Không để thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh
Với cuộc sống bận rộn như hiện nay, một số bà nội trợ có thói quen đi siêu thị một lần mua đồ cho cả tuần, nửa tháng hoặc cả tháng rồi nhét vào trong tủ lạnh. Điều này khiến thời gian lưu trữ thực phẩm trong tủ quá lâu.
Thực phẩm để lâu ngày trong tủ sẽ khô dần do nước bị bốc hơi. Đặc biệt là đồ tươi. Lúc này, các chất dinh dưỡng cũng mất dần đi, vi khuẩn sẽ làm cho thực phẩm bị phân hủy ngay từ bên trong. Dẫn đến những dấu hiệu ôi thiu,.. Nếu bạn cố tình chế biến sẽ có khả năng bị ngộ độc thực phẩm rất cao.
Ngoài ra, đối với đồ ăn thừa sau mỗi bữa cơm, bạn nên đóng hộp kín bỏ vào tủ để tránh lây lan vi khuẩn. Đồ ăn thừa thường chứa nhiều vi khuẩn và mùi gia vị hơn. Sau khoảng 2-3 ngày mà không dùng tới nữa, bạn nên đổ bỏ đi chứ tránh trường hợp bỏ quên trong đó.
Rửa sạch đồ tươi trước khi cho vào tủ lạnh
Bạn nên rửa thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh cả các loại thịt và rau củ quả, dù để ngăn đá hay ngăn mát.
Các loại thực phẩm sống thường chứa nhiều chất bẩn và vi khuẩn. Thịt, cá, thịt gia cầm thường chảy nước hoặc tiết ra ngoài và có thể nhiễu xuống các ngăn thực phẩm phía dưới làm ô nhiễm tủ lạnh.
Thịt gà sống hay nhiễm vi khuẩn campylobacter nguy hiểm, thường gây các triệu chứng như đau bụng, sốt và tiêu chảy. Các loại rau có khả năng nhiễm Khuẩn E.Coli. Loại vi khuẩn này có thể nhiễm chéo từ rau sang các thức ăn khác trong tủ lạnh, do đó, bạn đừng quên rửa sạch rau trước khi cho vào ngăn dự trữ riêng trong tủ lạnh.
Chú ý: sau khi rửa rau bạn hãy phơi cho rau thật ráo, bỏ vào các túi đục lỗ trước khi cho vào ngăn chuyên đựng rau trong tủ lạnh.
Vì vậy
- Tốt nhất là bạn nên bọc kín thực phẩm tươi sống bằng các hộp nhựa đựng thực phẩm và cho vào ngăn đông lạnh.
- Nếu dự trữ ngăn mát: nên cho vào các loại hộp đựng thực phẩm chuyên dụng có nắp đậy kín rồi hãy cho vào bảo quản ở ngăn mát, Dùng trong 2 ngày.
- Cách ly các thực phẩm ăn sống với thức ăn chế biến sẵn, nấu chín hoặc thịt, cá, thịt gia cầm tươi sống.
Sử dụng các hộp đựng thức ăn lạnh
Việc sử dụng các hộp đựng thức ăn là vô cùng cần thiết. Các hộp đựng không chỉ giúp bạn phân loại thực phẩm sống riêng, chín riêng mà còn tránh tạo ra những vết dơ khi để đồ trực tiếp vào tủ. Đồng thời khi dùng hộp, thực phẩm không bị trực tiếp tiếp xúc với hơi lạnh của tủ khiến đồ dễ bị khô hoặc nhiễm khuẩn.
Ngoài ra, các hộp đựng giúp đồ ăn tránh bị lây mùi ra không gian chung của tủ lạnh. Ví dụ như các thực phẩm có mùi đặc trưng như: mít, sầu riêng, cá, đồ kho mắm, tương,..
Dọn dẹp tủ lạnh theo định kỳ
Bạn nên dọn dẹp vệ sinh tủ định kỳ tùy theo mức độ sử dụng. Lau sạch những vết dơ của đồ ăn, bỏ đi những đồ ăn không dùng đến, sắp xếp phần loại đồ ngăn nắp,.. Việc dọn dẹp sẽ giữ cho không khí tủ lạnh luôn sạch. Loại bỏ được một số vi rút vi khuẩn và khử mùi cho tủ lạnh.
Một số gia đình thường để nước đọng ở ngăn đông khiến quạt gió bị đá tuyết đông làm cho tắc nghẽn không quay được. Lúc này khi vệ sinh tủ, bạn mở cửa tủ ra cho ngăn đông được tan hết đá đọng ở tủ, quạt gió thông thoáng. Thực phẩm vì thế cũng được bảo quản tốt hơn.
Tin mới nhất: