Bất ngờ những tác dụng tuyệt vời của đậu bắp

Bất ngờ những tác dụng tuyệt vời của đậu bắp

Theo nhiều nghiên cứu cho biết, đậu bắp là một trong những thực phẩm tốt cho cơ thể. Đậu bắp rất giàu giá trị dinh dưỡng và chất khoáng cần thiết. Nếu ăn thường xuyên sẽ ngừa được bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường và ung thư. Hãy cũng tìm hiểu kĩ hơn về tác dụng của đậu bắp.

Dinh dưỡng trong đậu bắp

Đậu bắp hay còn được gọi là mướp tây. Đây là một loại thực phẩm thuộc loại thực vật rất giàu giá trị dinh dưỡng. Trong 100g đậu bắp có chứa 7,45 g carbohydrate, 3,2 gr chất xơ, 1,93 gam protein, 1,48 gr đường và 0,19 gr chất béo, 33 calo. Với số lượng đó cung cấp tới cơ thể mỗi ngày 66 phần trăm lượng vitamin K, 50% mangan, 35% lượng vitamin C, 22% lượng folate, 14% lượng magie và 13% lượng thiamin. Thêm nữa. Đậu bắp còn chứa 1 phần canxi, sắt, vitamin A, phốt pho, đồng và niacin.

Đậu bắp còn có tên gọi khác là mướp tây
Đậu bắp còn có tên gọi khác là mướp tây

Tác dụng của đậu bắp như thế nào?

Giúp giảm cân và làm đẹp da

Không chỉ giàu chất xơ, đậu bắp cũng chứa rất ít calo (khoảng 30 calo/ 100 g đậu bắp), mang lại cảm giác no lâu và giảm nguy cơ thèm ăn vặt. Vì vây, nó thường xuyên có mặt trong các thực đơn giảm cân của những người ăn kiêng.

Các loại vitamin C và K trong đậu bắp giúp hỗ trợ sự tăng trưởng và tái tạo các mô trong cơ thể. Khiến cho làn da tươi trẻ và khỏa mạnh hơn. Nó cũng góp phần thúc đẩy sự hình thành collagen và sắc tố da, giúp trẻ hóa làn da khỏi quá trình lão hóa..

Tốt cho tiêu hóa

Nguồn chất xơ trong đậu bắp còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi và giúp ngăn ngừa táo bón, đau dạ dày.

Ngoài ra, chất nhầy chứa trong đậu bắp còn có tác dụng nhuận tràng, giảm đau, giảm vết loét trong chứng viêm sưng và làm dịu các cơn đau thắt trong ruột.

Tốt cho thận và gan

Với tác dụng lợi tiểu, ăn đậu bắp hàng ngày sẽ giúp cơ thể thải độc. Loại bỏ tình trạng đầy hơi và cải thiện chức năng thận. Bên cạnh đó, đậu bắp cũng có thể ngăn ngừa bệnh gan nhờ chất chống oxy hóa.

Giúp kiểm soát nồng độ cholesterol

Các pectin – một loại chất xơ trong đậu bắp có khả năng làm giảm hàm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Nhờ đó nó góp phần cải thiện chức năng tim.

Chống ung thư

Tác dụng của đậu bắp rất tốt khi hỗ trợ và phòng chống bệnh ung thư. Nhờ tính chất chống oxy hóa, đậu bắp có thể hỗ trợ các tế bào trong cơ thể loại bỏ các gốc tự do – nguyên nhân gây ung thư.

Tăng cường hệ miễn dịch

Chất xơ trong đậu bắp giúp vi khuẩn có lợi cho đường ruột khỏe mạnh. Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể chống lại nhiễm trùng và vi khuẩn gây bệnh.

Đặc biệt, đậu bắp chứa hàm lượng vitamin C rất cao. Theo nghiên cứu đã được chứng minh vitamn C có khả năng giảm bớt các vấn đề về đường hô hấp như ho, hen suyễn.

Đối với bà bầu và trẻ nhỏ

Đậu bắp giúp chống dị tật thai nhi. Bởi nó rất giàu vitamin B9 – một loại vitamin cực kì có lợi cho mẹ và bé trong thai kỳ. Vitamin B9 làm giảm nguy cơ sảy thai, di tật thai nhi, hỗ trợ và duy trì những tế bào mới.

Ngoài ra, trong đậu bắp có chứa loại vitamin Folate giúp hình thành và duy trì hồng cầu,. Phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên bổ sung đậu bắp vào thực đơn ăn uống lành mạnh của mình để tăng cường sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Hàm lượng chất xơ trong đậu bắp có thể làm chậm tốc độ hấp thu đường trong đường tiêu hóa. Giúp ổn định lượng đường trong máu. Theo đó, giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường và duy trì trạng thái cân bằng đường huyết với bệnh nhân tiểu đường. Chính vì thế, đây là một loại thực phầm rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường.

Tốt cho sức khỏe của mắt

Đậu bắp rất giàu hàm lượng các chất dinh dưỡng. Đặc biệt là các loại vitamin C và A giúp tăng cường thị lực. Có tác dụng quan trọng trong việc giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng ở mắt.

Giúp xương chắc khỏe

Loại thực phẩm này chứa một lượng lớn vitamin K và folate. Đây được xem là “cứu tinh” đối với sức khỏe hệ xương khớp mỗi người nhờ tác dụng tăng mật độ xương. Phòng ngừa loãng xương và giúp xương chắc khỏe.

Đậu bắp cho thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau
Đậu bắp cho thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau

Những ai nên tránh ăn đậu bắp

  • Người có vấn đề ở ruột: Đặc biệt những ai mắc hội chứng ruột bị kích thích không nên ăn quả đậu bắp. Vì ở quả đậu bắp chứa nhiều chất fructan – một dạng carbohydrate. Gây tình trạng bị tiêu chảy hay là bị đầy hơi
  • Những người bị sỏi thận: Quả đậu bắp có chứa lượng oxalate lớn dễ tạo nên sỏi thận với dạng calcium oxalate.
  • Người bị bệnh khớp: Hàm lượng chất solanine có ở đậu bắp cũng làm cho 1 số người nhạy cảm quá với đậu bắp dễ bị đau khớp, viêm khớp. Chính vì vậy chỉ nên ăn đậu bắp ở mức độ vừa phải.
  • Người đang dùng thuốc chống tình trạng đông máu: Ví dụ như wafarin đều không ăn loại đậu này. Nó sẽ dẫn tới kết tụ huyết khối làm cho đường truyền máu tới tim hoặc não bị tắc nghẽn. Điều này cực kì nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong.
Những ai không nên ăn đậu bắp
Những ai không nên ăn đậu bắp

Đậu bắp được dùng để chế biến rất nhiều món ăn thông dụng như luộc, nướng, ăn sống… Nhờ trong thành phần dồi dào chất xơ và và các vitamin, khoáng chất phong phú. Đậu bắp cũng nằm trong danh sách vị thuốc chữa được khá nhiều bệnh.

>> Các bài viết liên quan: