Hàng năm có khoảng 16 – 33 triệu người mắc bệnh, 5 – 600.000 người chết bởi vì bệnh thương hàn. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt thương hàn vào loại bệnh truyền nhiễm công cộng quan trọng. Nó là một mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng trong thế giới phát triển. Sốt thương hàn lây lan qua thực phẩm bị ô nhiễm và nước hoặc qua tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh. Các dấu hiệu và triệu chứng thông thường bao gồm sốt cao, đau đầu, đau bụng và táo bón hoặc tiêu chảy.
Bệnh thương hàn là gì?
Bệnh thương hàn hay sốt thương hàn là chứng bệnh đường tiêu hóa do nhiễm vi khuẩn (Salmonella enterica serovar Typhi). Đây được coi là một căn bệnh hiểm nghèo. Chủ yếu lây truyền qua đường ăn uống bởi nước hay thức ăn bị nhiễm vi khuẩn. Đặc biệt, bệnh nhân bị bệnh cấp tính có thể lây ra môi trường nước xung quanh qua phân. Ở giai đoạn cấp các chất thải (phân) có chứa nồng độ vi khuẩn rất cao. Bệnh lây lan nhiều nhất ở lớp trẻ em 5 – 19 tuổi.
Cụ thể, Salmonella xâm nhập cơ thể qua đường miệng. Sau khi xuyên qua hàng rào acid dạ dày, vi khuẩn di động về phía ruột non và sinh sản ở đó, tiếp tục chui qua màng nhày và vào thành ruột và đi vào máu. Vi khuẩn sẽ được chuyên chở bởi những tế bào bạch cầu ở gan, lách và tuỷ xương.
Khi đó vi khuẩn sẽ sinh sôi nảy nở trong tế bào của những cơ quan này và quay lại dòng máu. Tiết tục xâm nhập vào túi mật, hệ thống ống mật và mô lympho trong ruột. Tại đây, chúng sinh sôi nảy nở với số lượng lớn.
Đường lây truyền và các triệu chứng của bệnh thương hàn
Con đường lây truyền
Đường lây nhiễm của vi khuẩn thương hàn chủ yếu qua hai con đường chính:
- Do thức ăn, nước uống bị nhiễm vi khuẩn trong đó nguồn nước bị bẩn là yếu tố dễ gây thành dịch nhất.
- Qua tiếp xúc với bệnh nhân: người bệnh sau khi đi vệ sinh không rửa tay kỹ dễ lây vi khuẩn cho người thân do tiếp xúc với đồ dùng và chất thải, ít thành dịch.
Những triệu chứng khi bị bệnh
Khi vi khuẩn Salmonella typhi xâm nhập cơ thể sẽ gây ra triệu chứng sốt, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, nhịp tim tương đối chậm, khoảng 25% có nốt hồng ban trên cơ thể. Người bệnh đau bụng, nôn, táo bón hoặc tiêu chảy, phân đen hoặc có máu. Bụng trướng, gan to, lách hơi to, có dấu hiệu óc ách hố chậu phải. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như chảy máu ruột, thủng ruột do các vết viêm loét ở hạch Payer hoặc bị rối loạn chức năng não và dễ gây ra tử vong.
Tất cả mọi người đều có thể bị cảm nhiễm bởi vi khuẩn gây bệnh thương hàn. Thời kỳ ủ bệnh phụ thuộc vào số lượng vi khuẩn xâm nhập, có thể từ vài ngày tới vài tháng, nhưng thông thường từ 1 – 3 tuần. Đối với vi khuẩn phó thương hàn gây bệnh viêm dạ dày – ruột thì thời gian ủ bệnh từ 1 – 10 ngày.
Cách điều trị và phòng chống bệnh thương hàn
Điều trị
Dựa vào trường hợp bệnh nặng, nhẹ, từng thời kì và các triệu chứng kèm theo mỗi bệnh nhân có liệu trình điều trị phù hợp nhất. Tuy nhiên, bệnh thương hàn thường được điều trị bằng kháng sinh nhằm tiêu diệt vi khuẩn Salmonella. Trước khi sử dụng kháng sinh, tỷ lệ tử vong của bệnh là 10%. Tử vong xảy ra là do vi khuẩn thương hàn gây viêm phổi, xuất huyết tiêu hóa (chảy máu đường ruột) hay thủng ruột.
Bên cạnh điều trị kháng sinh phải chú ý đến cân bằng điện giải, chế độ dinh dưỡng hợp lý (những trường hợp nhịn ăn khi có xuất huyết tiêu hóa nặng hoặc nghi ngờ thủng ruột), điều trị triệu chứng và các biến chứng kèm theo.
Phòng chống bệnh thương hàn như thế nào?
Các biện pháp giúp phòng tránh tốt bệnh thương hàn:
- Tiêm dự phòng bằng vắc-xin đề giảm nguy cơ mắc bệnh thương hàn. Tuy có sẵn vacxin, nhưng chúng chỉ có một phần hiệu quả. Vắc xin này thường được dành riêng cho những người có thể bị bệnh hoặc đang đi du lịch đến các khu vực nơi bệnh thương hàn phổ biến.
- Cách ly bệnh nhân khi phát hiện ra nhiễm bệnh. Ngay cả sau khi điều trị bằng thuốc kháng sinh. Bởi một số lượng nhỏ những người phục hồi từ bệnh thương hàn tiếp tục nuôi dưỡng các vi khuẩn trong đường ruột hoặc của túi mật trong nhiều năm. Những người này, được gọi là mãn tính, đổ các vi khuẩn trong phân. Và có khả năng lây nhiễm cho người khác. Mặc dù họ không còn có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh.
- Xử lí chất thải bệnh nhân đúng cách, đúng quy trình. tránh lây nhiễm bệnh cho cộng đồng.
- Dọn dẹp vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.
- Vệ sinh cá nhân: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến thức ăn và trước khi ăn. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hằng ngày.
- Sử dụng nguồn nước sạch cho sinh hoạt. Ô nhiễm nước uống là một vấn đề cụ thể ở những nơi thường xuyên xuất hiện bệnh thương hàn. Vì lý do đó, hãy đảm bảo nguồn nước bạn sử dụng an toàn đối với sức khoẻ.
Kết luận
Sốt thương hàn vẫn còn là một mối đe dọa nghiêm trọng trên toàn thế giới. Đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh, nó ảnh hưởng đến hơn 21 triệu người mỗi năm. Căn bệnh này là đặc hữu ở Đông Nam Á, Ấn Độ, châu Phi, Nam Mỹ,… và các khu vực khác. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh nguy hiểm này. Hãy bảo vệ sức khoẻ của bản thân cũng như những người thân xung quanh một cách tốt nhất nhé.
> Các bài viết liên quan:
- Lợi ích của bình lọc nước có thể bạn chưa biết?
- Bật mí cách chọn mua máy lọc nước tốt nhất cho gia đình
Có thể bạn chưa biết?
Máy lọc nước là một trong những biện pháp thông minh nhất để bảo vệ sức khoẻ. Máy lọc nước giúp loại bỏ hoàn toàn các cặn bẩn, virus, vi khuẩn tồn tại trong nguồn nước. Đặc biệt là vi khuẩn Salmonella gây bệnh thương hàn. Hơn nữa các chất kim loại nặng cũng theo đó mà được hấp thụ và loại bỏ. Đặc biệt là máy lọc nước nano. Với công nghệ hiện đại, máy lọc nước nano giúp loại bỏ các thành phần độc hại mà vẫn giữ lại các khoáng chất tốt đối với cơ thể. Giúp cơ thể có một sức khoẻ tốt nhất.
Xem thêm: