Nước sinh hoạt tại nước ta hiện đang lấy ở đâu. Mức tiêu thụ trung bình của một người dân là gì. Giá nước sinh hoạt năm 2020 là bao nhiêu. Căn cứ vào đâu để xác định giá nước?
Vai trò của nguồn nước sinh hoạt.
Hơn 66% cơ thể chúng ta là nước. Từ ăn uống, tắm giặt hàng ngày, ngay cả dọn nhà vệ sinh cũng phải dùng đến nước. Từng hành động nhỏ nhất của chúng ta đều cần nước. Chúng ta không thể sống mà không có nước.
Vai trò của nước là cực kỳ quan trọng đối với mọi sự sống trên trái đất. Thiếu nước, mọi hoạt động sản xuất của ngành công nghiệp đều bị ngừng trệ đặc biệt là công nghiệp chế biến, lương thực thực phẩm.
Nước sinh hoạt ảnh hưởng đến từng hoạt động của cá nhân, cùng đó là hoạt động của cả doanh nghiệp. Nước tham gia vào hầu hết các lĩnh vực, đó cũng là lý do tại giá nước sinh hoạt chỉ cần một thay đổi nhỏ nhưng lại ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế.
Nước sinh hoạt được lấy từ đâu.
Trước đây, nguồn nước sinh hoạt người dân có thể dùng từ nước mưa, nước sông, nước suối, nước ngầm. Tuy nhiên đến thời điểm này các nguồn nước không còn có thể đảm bảo cho sinh hoạt. Đây là hậu do ý thức của chính chúng ta.
Nước mưa nguy cơ cao bị nhiễm axit, nước sông suối ô nhiễm. Nước ngầm thì nồng độ amoniac, mangan, asen vượt ngưỡng cho phép. Giờ những nguồn nước này chỉ còn được dùng trong hoạt động tưới tiêu, không thể phục vụ trực tiếp cho hoạt động sinh hoạt cũng như sản xuất của người dân.
Đọc thêm: Dùng nước mưa để ăn uống có thực sự tốt như chúng ta nghĩ?
Nguồn nước sinh hoạt của chúng ta đến chủ yếu từ nước máy. Giá nước sinh hoạt là quan tâm của tất cả mọi người.
Nước ta hiện nay có khoảng 300 nhà máy cung cấp nước, các nhà máy này sử dụng nguồn nước ngầm hoặc nước mặt (nước sông, nước hồ, …). Sau đó đưa vào xử lý và bơm lại phụ vụ cho các hộ gia đình, các đơn vị doanh nghiệp.
Mức tiêu thụ nước trung bình của mỗi người là bao nhiêu?
Trung bình mỗi ngày tính riêng lượng nước ăn uống mỗi người cần là 2l/ngày. Cả giặt, giũ tắm rửa, tối thiểu mỗi người sẽ cần thêm 60l mỗi ngày. Tuy nhiên đây thực chất chỉ là con số bề nổi. Là con số chúng ta phải trực tiếp trả tiền nước, một gia đình phải mất tầm khoảng 8 m3 cho một hộ gia đình trong một tháng.
Tuy nhiên, nếu tính trung bình lượng nước một người sử dụng con số này trên thực tế còn cao hơn nhiều. Nếu tính con số thực tế một người dùng chúng ta còn phải tính số lượng nước dùng để sản xuất ra chiếc áo chúng ta mặc,hạt gạo chúng ta ăn, ngọn rau ta xào, miếng thịt trong bữa cơm hàng ngày…
Giá nước sinh hoạt hiện nay (2020).
Ai là người quyết định giá nước.
Thông tư liên tịch 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT của Bộ Tài chính; Bộ Xây dựng; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chỉ rõ: giá nước sẽ được tính trên chi phí sản xuất. Trong giá sẽ xét thêm cả giá chi phí đầu mối, cộng số một lượng vừa đủ để đơn vị có thể phát triển các quy chuẩn, tiêu chuẩn theo thời gian. Mọi quyết định về giá sẽ phải tuân theo quy chế tính giá do Nhà nước ban hành.
Do đó giá nước từng khu vực sẽ khác nhau.
Tại Hà Nội.
Đối với hộ thông thường.
Hiện giá nước sinh hoạt trên địa bàn TP Hà Nội được tính theo Quyết định 38 của TP, ban hành năm 2013. Thời điểm đó, TP Hà Nội quyết định tăng giá nước sinh hoạt trong 3 năm liên tiếp từ 2013-2015. Mỗi năm TP Hà Nội tăng giá nước một lần trong 3 năm liên tiếp, tính từ ngày 1/10.
Cụ thể, giá nước sinh hoạt (10 m3 đầu tiên) sau 3 năm tăng liên tiếp, đến năm 2015 có giá là 5.973 đồng/1m3. Khi dùng từ 10m3 đến 20m3, năm 2015 có giá là 7.052 đồng/1m3. Từ 20 m3 đến 30m3, năm 2015 có giá là 8.669 đồng/1m3. Giá nước sinh hoạt trên 30m3, năm 2015 có giá là 15.929 đồng/1m3. Giá nước sinh hoạt trên địa bàn TP Hà Nội được giữ ổn định từ 2015 đến nay.
Đối với hộ kinh doanh.
STT | Mức sử dụng của hộ dân (m3/tháng) | Giá (vnđ) |
1 | Mức 10m3 đầu tiên | 5973 |
2 | Tính từ 10m3 đến 20m3 | 7055 |
3 | Từ 20m3 đến 30m3 | 8760 |
4 | Từ 30m3 trở lên | 15990 |
Giá nước tại thành phố Hồ Chí Minh.
Giá nước tại Hồ Chí Minh kể từ tháng 11/2019, sau đó sẽ tăng theo lộ trình:
Định mức sử dụng nước | Đơn giá (đồng/m3) | |||
Năm 2019 | Năm 2020 | Năm 2021 | Năm 2022 | |
a) Đến 4m3/người/tháng | ||||
– Hộ dân cư: | 5.600 | 6.000 | 6.300 | 6.700 |
– Riêng hộ nghèo và cận nghèo: | 5.300 | 5.600 | 6.000 | 6.300 |
b) Từ 4m3 đến 6m3/người/tháng | 10.800 | 11.500 | 12.100 | 12.900 |
c) Trên 6m3/người/tháng | 12.100 | 12.800 | 13.600 | 14.40 |
Đọc thêm:
Cách tiết kiệm nước trong gia đình – điều bạn hoàn toàn có thể thực hiện.