Đây là lý do tại sao bạn dùng đủ mọi cách mà vẫn không giảm cân được

Bạn cố gắng giảm cân, nhưng mọi nỗ lực của bạn đều không đem lại kết quả, bạn ăn uống và tập luyện theo chế độ tiêu chuẩn nhưng cân nặng vẫn vậy, thậm chí còn tăng lên! Tại sao vậy?

Cơ thể bạn đang mất cân bằng

Có thể bạn đang mắc một chứng bệnh, hoặc cơ thể bạn đang mất cân bằng ở đâu đó. Khiến cho việc giảm cân trở nên khó khăn hơn. Một số chứng bệnh gây tăng cân mà bạn không hề biết.  Dưới đây là một vài nguyên nhân khiến bạn dùng đủ mọi cách mà vẫn không đạt được mục tiêu giảm cân của mình:

1. Do gen di truyền

Khoa học từ lâu đã chứng minh, gen có liên quan trực tiếp đên các chỉ số BMI của cơ thể. Nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh béo phì, hay một thành viên trong gia đình mắc bệnh, thì khả năng bạn có số cân nặng “ngoại cỡ” là rất cao.

Việc giảm cân với những người có gen mắc bệnh béo phì khó hơn nhiều so với người bình thường. Tốt nhất bạn nên tuân thủ chặt chẽ theo 1 chế độ ăn uống, vận động, nghỉ ngơi dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên hoặc chuyên gia y tế.

2.  Tuyến giáp gặp vấn đề

Nếu là người có tuyến giáp yếu thì lượng calo tiêu hao trong cơ thể sẽ ít hơn so với người bình thường. Kết quả là dù có tham gia các chương trình giảm cân, nhưng cân nặng của bạn vẫn không hề “suy giảm”.

Những người yếu tuyến giáp thường có biểu hiện như da khô, bong da, thường xuyên thấy đau đầu, mệt mỏi vv… Khi có các biểu hiện trên bạn hãy đi khám để được chữa trị kịp thời.

Rối loạn tuyến giáp khiến dư thừa nội tiết tố estrogen và progesterone khiến phụ nữ dễ thừa cân. Còn đối với nam giới, cơ thể không sản xuất đủ testosterone cũng sẽ thừa cân

Do đó, bạn cần kiểm tra nồng độ hooc môn của mình xem có ít quá hoặc nhiều quá hay không. Tuyến giáp cần i-ốt, bạn hãy thử ăn uống bổ sung thực phẩm giàu khoáng chất này.

3. Tiền tiểu đường

Bị tiền tiểu đường có nghĩa là cơ thể đã trở nên kháng insulin. Khi thức ăn hấp thụ vào máu, chúng sẽ được biến chế thành đường (glucose). Đây là một loại đường đơn và cũng là nhiên liệu chính cung cấp cho mỗi tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, để hấp thụ đường từ máu vào bên trong tế bào, cơ thể chúng ta cần một hóa chất gọi là insulin. Insulin sẽ như là chìa khóa mở những ổ khóa trên thành của tế bào. Một khi những cánh cửa này mở rộng, đường (Glucose) sẽ đi vào tế bào để nuôi dưỡng cơ thể. Insulin được bào chế từ tụy tạng (pancreas), cũng được gọi là lá mía. Nếu tụy tạng không bào chế đủ insulin, đường sẽ tăng dần trong máu đưa đến bệnh tiểu đường. .

Tiền tiểu đường có thể khiến vòng eo của bạn to bất thường. Cắt giảm ngay lượng đường và carbohydrate, tăng cường chất béo tốt và nguồn đạm lành mạnh, có thể giúp trở lại đúng chuẩn. Bạn cần phải ăn uống lành mạnh và ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2. Cắt giảm thực phẩm chế biến và trở lại chế độ ăn uống tự nhiên, lành mạnh.

4.  Mất cân bằng nội tiết

Ngoài các rối loạn về tuyến giáp, các hoóc môn khác có thể tàn phá cơ thể, như hoóc môn căng thẳng cấp tính adrenaline, được sản xuất bởi tuyến thượng thận.

Quá nhiều hoóc môn này khiến cơ thể luôn ở trạng thái chiến đấu, khiến cho cơ thể giữ nước nhằm cố gắng giữ tất cả các chất dinh dưỡng có thể. Điều này sẽ biểu hiện bằng việc tăng cân.

Hãy giải tỏa căng thẳng, dành thời gian nghỉ ngơi, thử một số kỹ thuật thư giãn hoặc thiền định và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.

Các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra rằng, quá trình trao đổi chất và các số lượng hóc môn của phụ nữ đều có sự thay đổi kể từ sau 35 tuổi. Đặc biệt là ở những nước phát triển như Anh, Mỹ, phụ nữ sau 35 tuổi mắc bênh béo phì có tỷ lệ lên đến 12%.

5. Quá nhiều cortisol

Mức độ hoóc môn cortisol gây căng thẳng sẽ tăng lên khi bạn stress hoặc gặp áp lực, điều này có thể dẫn đến ăn quá nhiều, vì hoóc môn này có thể gây ra sự thèm ăn.

Tăng cortisol có thể khiến nồng độ insulin tăng lên, và làm giảm lượng đường trong máu khiến cơ thể thèm đồ ăn ngọt nhiều đường hơn. Ăn vặt nhiều khiến tăng cân.

Hãy cải thiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi nhiều và cố gắng giảm tải bằng cách thư giãn.

6. Tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh ở phụ nữ có thể bắt đầu 10 năm trước khi mãn kinh thực sự, dẫn đến thay đổi tâm trạng, kinh nguyệt không đều, bốc hỏa và tăng cân cũng cực kỳ phổ biến, vì sự trao đổi chất chậm lại và khối lượng cơ giảm đi.

Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, cắt bỏ thực phẩm có đường và hạn chế uống rượu. Tập thể dục nhiều hơn cũng sẽ có lợi, vì hoạt động aerobic sẽ giúp quá trình trao đổi chất tăng lên.

Như bạn có thể thấy, việc tăng cân không phải lúc nào cũng là lỗi của việc không tập thể dục, chế độ ăn uống kém hoặc ăn quá nhiều, mặc dù những yếu tố này thường góp phần tăng thêm cân nặng.

Xét nghiệm máu có thể là cách duy nhất để khám phá xem có phải bạn bị tăng cân do hoóc môn hay không.

Nếu các yếu tố như vậy có liên quan, tốt nhất là hãy giải quyết tận gốc để cải thiện sức khỏe, và việc giảm cân sẽ trở nên rất dễ dàng.

7. Bạn có thể bị u nang buồng trứng ?

40% phụ nữ bị u nang buồng trứng có những biểu hiện thừa cân. Ngoài ra, bệnh u nang buồng trứng còn có những biểu hiện khác như khó mang thai, nhiều mụn trứng cá, lông trên cơ thể xuất hiện nhiều và dày.

Nếu bạn đang thừa cân và nghi ngờ mình bị u nang buồng trứng, hãy đi khám ngay để được chuẩn đoán bệnh.

Tin liên quan