Dịch tả lợn châu Phi hiện đang lây lan nhanh và chưa có hiện tượng thuyên giảm. Đây là loại bệnh dịch mang đến tổn thất nặng nề cho ngành chăn nuôi Việt Nam nói chung và thế giới nói riêng. Đồng thời, nó cũng ảnh hưởng không tốt tới người sử dụng.
>> Xem thêm:
Dịch tả lợn châu Phi là gì?
Đây là một loại bệnh truyền nhễm rất nguy hiểm do virus gây ra. Loại bệnh này có thể xảy ra ở tất cả các loại lợn (cả lợn nhà và lợn rừng). Đặc biệt, những con hợn được nuôi theo phương thức thả rông càng dễ mắc bệnh hơn (do tiếp xúc phân và nước tiểu).
Thực chất virus dịch tả châu Phi là virus gây sốt xuất huyết ở lợn khiến lợn bị xuất huyết tràn lan đường tiêu hóa. Xuất huyết trở nên rõ ràng ở tai và bụng. Khi bị lây dịch các nhóm lợn bị nhiễm bệnh nằm co ro cùng nhau run rẩy, thở bất thường và đôi khi ho. Nếu bị buộc phải đứng, chúng có vẻ đứng không được ổn định. Trong vài ngày bị nhiễm trùng, lợn rơi vào trạng thái hôn mê và sau đó chết. Dịch tả châu Phi lây lan rất nhanh và có tỉ lệ tử vong lên đến 100%.
Đặc biệt, virus dịch tả lợn Châu Phi có sức đề kháng cao với môi trường. Có một vài trường hợp lợn khỏi bệnh. Nhưng vẫn có khả năng mang vi rút trong thời gian dài. Do vậy, rất khó để có thể loại bỏ nếu để xảy ra bệnh Dịch lợn Châu Phi.
Đường lây truyền
Vi rút dịch tả heo Châu Phi lây nhiễm chủ yếu qua đường hô hấp và tiêu hóa ở lợn. Nó lan truyền thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật thể nhiễm virus như: Chuồng trại, các phương tiện chuyên trở, vận truyển, những dụng cụ, đồ dùng, quần áo nhiễm vi rút và thức ăn thừa chứa thịt lợn nhiễm bệnh.
Triệu chứng của bệnh dịch tả lợn châu Phi
Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi được biểu hiện qua 3 thể chính:
- Thể quá cấp tính: Lợn không biểu hiện các triệu chứng lâm sáng. Hoặc lợn sẽ chỉ nằm và sốt cao trước khi chết. Ở thể này lợn chết rất nhanh.
- Thể cấp tính: Lợn sốt cao (40,5- 42°C). Trong 2-3 ngày đầu tiên lợn không ăn, lười vận động, ủ rũ, nằm một chỗ. Đặc biết chỉ nằm chỗ có bóng râm hoặc gần nước. Lợn có biểu hiện như lưng cong, di chuyển bất thường. Một số vùng da trắng xuát hiện các mảng đỏ. Hoặc ở các cùng vành tai, đuối, cẳng chân và đa phần dưới vùng ngực, bụng chuyển sang màu xanh tím. Trong 1-2 ngày trước khi con vật chết, có triệu chứng thần kinh, di chuyển không vững, thở gấp, khó thở hoặc có bọt lẫn máu ở mũi, viêm mắt, nôn mửa, tiêu chảy đôi khi lẫn máu hoặc có thể táo bón, phấn có chất nhầy và máu. Lợn sẽ chết trong vòng 6-13 ngày hoặc 20 ngày.
- Thể á cấp tính: Lợn biểu hiện triệu chứng sốt nhẹ; hoặc sốt lúc cao lúc thấp. Ăn kém, sụt cân, ủ rũ, đi lại khó khăn, lợn mang thai sẽ sẩy thai. Lợn chết trong vòng 15-45 ngày, tỷ lệ chết khoảng 30-70 %. Lợn sau khi khỏi sẽ bị bệnh mãn tính.
Dịch tả lợn châu Phi có lây sang người?
Do khả năng sinh tồn của loại virus gây bệnh này rất cao. Tuy nhiên bệnh dịch tả heo Châu Phi không lây lan sang người, không có mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người. Nhưng lợn mắc bệnh dịch tả Châu Phi có nguy cơ cao mắc các bệnh khác như tai xanh, cúm, thương hàn… Đây là những bệnh có thể gây nguy hiểm trực tiếp cho con người. Nó có thể gây rối loạn tiêu hóa, khi người ăn phải tiết canh lợn, thịt lợn bệnh chưa được nấu chín.
Đặc biệt, khi lợn bị bệnh tai xanh, những người có vết thương hở có thể bị vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Khi bị nhiễm khuẩn người bệnh có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn, xuất huyết một số nơi trên cơ thể. Nguy hiểm hơn còn có thể bị viêm màng não.
Phòng chống
Hiện nay chưa có vắc xin phòng và thuốc điều trị được bệnh Dịch tả châu Phi. Chính vì vậy, người dân cần cẩn thận khi khu vực hoặc xung quanh khu vực có dấu hiệu của bệnh dịch:
- Khi mua phải đảm bảo các điều kiện: Mua thịt có dấu kiểm dịch thú y và các loại giấy tờ liên quan để chứng minh nguồn gốc.
- Rửa thực phẩm thật kỹ với nước máy hoặc nước lọc trước khi đem đi chế biến.
- Người trực tiếp sơ chế và chế biến phải rửa tay thật kỹ bằng xà phòng.
- Ăn uống lành mạnh: Nên ăn chín uống sôi, đảm bảo an toàn khi sử dụng thực phẩm.
- Khi chế biến thực phẩm phải nấu kỹ với nhiệt độ sôi. Đảm bảo thịt và các sản phẩm từ thịt lợn phải được chín hoàn toàn.
- Khi bảo quản nguyên liệu nên rửa kỹ và sử dụng hộp có nắp đậy kín (hoặc các túi hút chân không). Sau đó để trong ngăn đông của tủ lạnh.
Dịch bệnh tả lợn châu Phi đến nay vẫn chưa có biện pháp phòng chống đặc hiệu. Tuy bệnh không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Nhưng vẫn có thể gây hay gian tiếp qua các bệnh khác. Vì vậy, người tiêu dùng nên chủ động bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân.
>> Các bài viết liên quan: