Ở Việt Nam, than tổ ong được sử dụng rất rộng rãi. Nó là chất đốt hàng ngày của nhiều gia đình và các hàng quán phục vụ đông người. Hay tại các đơn vị bộ đội, cơ quan xí nghiệp, trường học, nhà hàng, tiệm ăn,… Tuy nhiên, nhiều người lại không hề biết rằng than tổ ong đang mang theo những nguy cơ tiềm ẩn. Ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người.
Tác hại của than tổ ong
Tác động tiêu cực đến môi trường
Khói của than tổ ong chứa nhiều thành phần độc hại. Khiến thành phần không khí nhiễm các chất khí độc. Như cacbon oxit CO, CO2, nitơ oxit NOx. Và một số chất khác như lưu huỳnh oxit SOx, muội than,… Các chất này phát tỏa trực tiếp ra môi trường xung quanh. Như bếp, nơi ở và nơi làm việc. Đây là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí hàng đầu ở Việt Nam. Khi đốt than có thể sinh ra lượng bụi lớn. Trong đó có PM10, PM2.5, PM1.0,… Đây là các loại bụi siêu mịn. Gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Theo đó tác động tiêu cực tới môi trường và sức khỏe con người.
Thông thường, lượng CO2 sản sinh một cách tự nhiên cân bằng với lượng CO2 được sử dụng cho quang hợp. Hiện nay do các hoạt động của con người làm ra tăng hàm lượng CO2 cũng có tác động xấu tới môi trường. Gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ trái đất tăng. Là nguyên nhân gây ra băng tan ở băng cực, dâng cao mực nước biển. Làm biến đổi khí hậu.
Ảnh hưởng đến sức khỏe
- Gây ngộ độc khí than tổ ong (do trong than có khí độc SO2, NO2, CO…). Khi cơ thể người hít phải khí CO2 ở một nồng độ nhất định sẽ bị ngạt. Đặc biệt, khi nồng độ của CO2 có từ 2- 4% sẽ bắt đầu có triệu chứng ngộ độc đầu tiên xuất hiện. Từ 4 – 6% hít thở sâu có tiếng ồn trong tai, tim đập nhanh, thở gấp, đau đầu ù tai, rối loạn trao đổi khí. Nồng độ của CO2 có từ 6 – 10% gây đau đầu, chóng mặt, ngất nếu bị tác động đột ngột CO2 vào cơ thể sẽ gây tử vong. Nồng độ của CO2 có trên 10% có thể gây đến tử vong.
- Tác nhân gây viêm phổi, viêm phế quản, ung thư phổi… Nguy hiểm hơn, khi bị nhiễm đọc khí than quá lâu sẽ dẫn đến mất phản xạ ở vỏ não.
- Đốt than tổ ong trong phòng kín có thể gây ngạt dẫn đến chết người. Bởi than tổ ong khi đốt lên làm tiêu tốn rất nhiều khí oxy. Theo đó, trong điều kiện hệ thống thông khí không đảm bảo, con người sẽ rơi vào trong trạng thái vừa thiếu khí oxy do tiêu tốn cho quá trình đốt than. Vừa trong tình trạng bị nhiễm độc bởi khí CO – sản phẩm của quá trình đốt cháy than không hoàn toàn và có thể tử vong nếu hàm lượng cao.
- Phụ nữ mang thai nếu thường xuyên sống trong môi trường bị ô nhiễm bởi khói than sẽ có nguy cơ bị sẩy thai, thai bị biến dạng.
- Gây cháy nổ và những tai nạn đáng tiếc cho trẻ nhỏ.
- Ngoài ra, khi đốt than có thể sinh ra lượng bụi PM 2.5 – là bụi siêu mịn có thể thẩm thấu vào phổi, máu gây viêm phổi, tắc mạch máu, mất chức năng của máu…
Cách biện pháp ngăn ngừa
Nên thay thế than tổ ong như thế nào?
Thay thế bếp than tổ ong hiện nay bằng bếp cải tiến thân thiện với môi trường. Đây có thể là những viên nén từ mùn cưa, củi trấu, lõi ngô thay cho than tổ ong. Khí thải sinh ra từ những viên nén này rất thấp. Chính vì thế, nó được coi là một trong những sản phẩm bảo vệ môi trường nhất hiện nay.
Những lưu ý khi sử dụng than tổ ong
Khi sử dụng, đặt bếp than ở nơi thoáng gió, rộng rãi,… Các quá trình đốt than, củi, khí gas hoặc các động cơ có sử dụng xăng, dầu tuyệt đối không dùng ở khu vực thiếu khí. Khu vực có hệ thống thông khí không đảm bảo. Nên thiết kế phòng ốc thông thoáng, có các thiết bị như quạt hút khí, ống khói…
Khi phát hiện người bị nhiễm độc, ngạt khí CO phải lập tức đưa nạn nhân ra khu vực thoáng khí, hô hấp nhân tạo. Nếu nạn nhân thở yếu đồng thời gọi xe cấp cứu, chuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế.
Đối với công tác tuyên truyền PCCC, cần có biện pháp, vận động người dân sử dụng nguồn nhiên liệu sạch. Hướng dẫn người dân cách đề phòng, xử lí khi xảy ra sự cố ngộ độc CO. Đồng thời, xử lý các trường hợp vi phạm gây ô nhiễm môi trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Trong quá trình chữa cháy ở một số cơ sở lưu trữ, sản xuất sản phẩm liên quan đến than tổ ong. Cần chú ý trang bị cho chiến sĩ các thiết bị bảo vệ cơ quan hô hấp, tránh nhiễm độc.
Kết luận
Nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng và chất lượng cuộc sống người dân. TP. Hà Nội đã thể hiện quyết tâm đẩy lùi bếp than tổ ong vào năm 2020. Cấp sử dụng than tổ ong từ ngày 1/1/2021. Thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện.
>>> Các bài viết liên quan: