Tiết kiệm nước sạch – Chung tay vì một xã hội giảm thiểu bệnh tật

Dự báo của Liên Hiệp Quốc cho thấy nguồn nước sạch của Việt Nam sẽ giảm 50% cho đến năm 2025. TP.HCM bị sụt lún nghiêm trọng do nạn khai thác nước ngầm.

2,1 tỉ người trên thế giới không có nước sạch để dùng. Dự báo đến năm 2050, con số này sẽ đạt tới 3,9 tỉ người – nghĩa là cứ 5 người trên thế giới sẽ có hơn 2 người phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch. Trong khi đó, sử dụng nước bẩn là căn nguyên dẫn đến hàng ngàn các bệnh phá hủy sức khỏe con người.

Thảm họa ô nhiễm nước đối với sức khỏe chúng ta

Nhiều nơi người dân phải sử dụng nước ô nhiễm để sinh hoạt hằng ngày

Đây là những con số báo động cho việc sử dụng nước ô nhiễm mà chúng ta đang phải gánh chịu:

  • Gần 9.000 người chết mỗi năm do sử dụng nguồn nước bẩn, kém vệ sinh
  • Khoảng 200.000 trường hợp phát hiện ung thư hằng năm
  • Gần 17,2 triệu người – tương đương 21,5% dân số Việt Nam đang sử dụng nguồn
  • nước sinh hoạt là nước giếng khoan chưa được kiểm nghiệm hay xử lý (theo thống kê của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường)
  • Hơn 30% số người được hỏi về sự ô nhiễm và cạn kiệt của nguồn nước sạch đều chưa
  • nhận thức được hậu quả của nghiêm đối với sức khỏe của bản thân và gia đình
  • Mỗi năm, khoảng 3 – 4 vụ ô nhiễm nước ở quy mô lớn và hàng trăm vụ quy mô nhỏ rải rác trên khắp cả nước
  • Cứ tăng 1% GDP thì Việt Nam phải trả giá 3% thiệt hại do ô nhiễm môi trường

Sử dụng nước lẫn các tạp chất, vi-rus vi khuẩn, chất hóa học,… là tác nhân gây ra các mầm bệnh ẩn sâu bên trong cơ thể, bệnh tật, tử vong và suy thoái giống nòi.

Người dân phải huy động hết các vật dụng trong nhà để chứa nước dự trữ – báo TN&MT

Theo đó, nguồn nước ngầm đang suy giảm ở tốc độ rất nhanh. Do không thể nhìn thấy tận mắt được nên ai cũng nghĩ nước là vô hạn, không thấy mất mát lớn nguồn tài nguyên quý giá cho sự sống.  Hầu hết người dân ở các thành phố lớn đều có đủ nước sinh hoạt để dùng. Một số vùng ven phải cầu viện đến nước châm từ bồn, bán giá cao. 

Song tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, miền núi đồi và Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn rất nhiều nơi nước sạch còn ở nơi xa, bà con vẫn ăn uống tắm giặt với nước phèn, nước nhiễm mặn, có nơi chắt chiu giữ từng ca nước ngọt quý giá, có nơi phải sống cùng nguồn nước ô nhiễm dư lượng chất độc hại.

Tiết kiệm nước sạch – thay đổi từ những việc nhỏ

HS tiểu học được thầy cô chỉ dạy việc rót nước vừa đủ uống để tập thành thói quen tiết kiệm nước. Trong ảnh: HS Trường tiểu học Hồ Văn Huê (Q.Phú NHuận, TP.HCM) uống nước tại trường – Ảnh: TỰ TRUNG

Tiết kiệm nước không chỉ cho bản thân và gia đình, mà còn cho thế hệ mai sau. Dưới đây là câu chuyện, gợi ý về việc tiết kiệm nước trong sinh hoạt hàng ngày:

“Gia đình tôi từ ngày còn dùng nước giếng đào, mẹ tôi luôn giữ lại nước rửa rau, rửa chén (không có dầu mỡ, xà phòng) để tưới cây trong vườn. Nước sau khi rửa chén có thể cọ sàn, làm mát sân nhà… Với nước giặt quần áo lần cuối, mẹ tôi tận dụng cho nhà vệ sinh. 

Nhiều người thân quen của tôi sống ở đô thị chuyển sang dùng các loại tẩy rửa 100% thiên nhiên, thảo mộc để gội đầu, rửa bát, giặt quần áo, lau nhà. Nhờ đó lượng nước được dùng để làm sạch giảm đi đáng kể, nước thải không có hóa chất được tận dụng tối đa vào việc khác.

Bạn bè tôi chú trọng việc giáo dục tinh thần tiết kiệm với trẻ em từ 5 tuổi. Không phải là lời nói suông mà thông qua việc ăn uống, tắm giặt hằng ngày luôn chỉ cho trẻ cách dùng nước tiết kiệm nhất. 

Chẳng hạn như mỗi lần uống nước chỉ nên rót vừa đủ uống, tránh đổ bỏ nước thừa. Khi ra bên ngoài, việc mang theo bình nước cá nhân cũng là cách tự kiểm soát mình uống đủ nước chưa cũng như giảm thiểu hoang phí nước sạch. 

Những điều nhỏ nhặt hơn nhưng thường bị lãng quên như đánh răng, rửa mặt, cạo râu, không mở vòi nước bỏ đó khi làm việc khác… cũng cần được lưu tâm.

Nhiều người tận dụng nguồn nước thải ra của máy điều hòa nhiệt độ để tưới cây, lau sàn. Chỉ bằng một hành động đơn giản: đặt một cái chậu hoặc xô ở nơi có đường ống xả nước từ máy lạnh là họ đã có thể thu được lượng nước kha khá. 

Và đây là nguồn nước an toàn để tưới cho rau chứ không chỉ cây cảnh, điều này đã được công nhận. Thay đổi từ những việc nhỏ, ai cũng có thể làm. Tại sao không?”