Uống ít hơn 1 lít nước mỗi ngày, chuyện gì sẽ xảy ra???

Nước chiểm khoảng 60-70% khối lượng của cơ thể. Nước phân phối ở khắp nơi như máu, cơ bắp, não bộ, phổi, xương khớp… Con người có thể chịu đựng đói ăn trong cả tháng, nhưng thiếu nước chỉ trong vài ngày là đã có nhiều nguy cơ tử vong.

Trung bình cơ thể người trưởng thành cần khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Có thể tính số nước nên uống mỗi ngày bằng cách chia sức nặng cơ thể theo kilogram cho 30. Thí dụ một người nặng 70 ki-lô-gam sẽ cần khoảng 70:30 = 2,3 lít nước mỗi ngày. Vậy, chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta thường xuyên uống ít nước và chỉ uống ít hơn 1 lít nước một ngày?

Cơ thể thiếu nước ở mức độ vừa phải:

  • Mệt mỏi, buồn ngủ do các cơ quan làm việc trì trệ. Mắt khô, không có nước mắt khi khóc
  • Nhức đầu, chóng mặt, cơ bắp mềm yếu đi do thiếu nước
  • Da khô (có thể tróc vảy) và ngứa do các tế báo da không có nước. Nổi mụn trứng cá
  • Niêm mạc mũi khô, mạch máu dễ bị hư hao. Dẫn đến dị ứng, chảy nước mũi, chảy máu mũi
  • Ho khan, viêm phế quản do không khí qua mũi không có độ ẩm. Bụi dễ dàng đi qua mũi gây kích ứng phổi
  • Ít tiểu tiện. Có người cả ngày không uống nước, do đó họ rất ít khi đi tiểu tiện
  • Táo bón do không đủ nước để làm mềm các chất thải trong hệ tiêu hóa.

Cơ thể thiếu nước trầm trọng

Uống ít nước trong thời gian dài khiến cơ thể rơi vào trạng thái thiếu nước trầm trọng.Thiếu nước trầm trọng đưa tới giảm huyết áp, tim đập nhanh; miệng, da, niêm mạc khô, không đổ mồ hôi; mắt sưng, mất định hướng… thậm chí là tử vong.

Uống ít lơn 1 lít nước mỗi ngày – Tiềm ẩn các nguy cơ bệnh tật

Ung thư thận

Khi uống ít nước, cơ thể không đủ nước, thận không thể đào thải độc hiệu quả. Các chất độc, cặn sẽ lắng lại và tích tụ dẫn đến các vấn đề về thận. “Khi cơ thể bị mất nước, máu thay vì chảy về ruột và thận sẽ chuyển hướng một phần sang tim và não. Từ đó khiến thận không đủ oxy lẫn dinh dưỡng để hoạt động nên dễ bị hư tổn hơn”.

Ngoài ra, thường xuyên để cho cơ thể thiếu nước hoặc mất nước mãn tính có thể dẫn tới các vấn đề về bàng quang và đường tiết niệu. Khả năng mắc ung thư bàng quang và đại trực tràng ở người uống ít nước cao hơn nhiều lần so với người uống đủ nước. Điều này có thể bắt nguồn từ việc thận và đại tràng không được “rửa sạch” thường xuyên và tạo điều kiện cho các tế bào ung thư phát triển.

Các vấn đề về tiêu hóa, táo bón

Uống ít nước là một trong những nguyên nhân phá hoại hệ tiêu hóa. Bởi lúc này, dạ dày không đủ nước để tiêu hóa thức ăn nên dễ gây viêm loét và trào ngược axit. Các nghiên cứu cho thấy nước có thể cân bằng độ pH cho dạ dày và làm giảm các triệu chứng trào ngược axit hiệu quả.

Ngoài ra, thiếu nước còn gây táo bón bởi nước là chất giúp thực phẩm di chuyển qua ruột dễ dàng hơn. Nếu cơ thể bị mất nước, ruột già sẽ tận dụng bất cứ lượng nước nào có thể lấy từ thực phẩm đi qua ruột, từ đó làm nó trở nên quá khô và gây ra táo bón.

Cao huyết áp 

Việc duy trì huyết áp ổn định trong cơ thể không đơn giản chút nào. Khi bạn uống ít nước, không đủ nước, cơ thể sẽ bù lại bằng cách giữ lại natri. Đây là một mối nguy hại bởi natri liên quan trực tiếp đến bệnh tăng huyết áp.

Trong khi cơ thể tiếp tục lưu giữ muối và nước, sự mất nước dai dẳng khiến cơ thể dần dần phong bế các mao mạch. (Hệ mao mạch là một mạng lưới các mạch máu nhỏ, nơi các chất dinh dưỡng, khí và chất thải thực hiện chu trình trao đổi chất). Điều này dẫn đến sự tăng áp lực lên các động mạch và dẫn đến tăng huyết áp.

Rối loạn nhịp tim

Khi uống ít nước, cơ thể rơi vào tình trạng mất nước nghiêm trọng. Dẫn đến những thay đổi trong chất điện giải. Có thể hiểu đơn giản, dòng điện khi bị chặn sẽ chạy vòng theo chiều ngược lại, cản luôn xung điện bình thường kế tiếp, rồi tiếp tục chạy vòng tạo nhịp nhanh. Quá trình này sẽ khiến tim đập dồn dập, lâu ngày gây ra chứng rối loạn nhịp tim.

Tin mới nhất: