Vi khuẩn có hại trong nước

Vi khuẩn là gì? Một số vi khuẩn gây bệnh có trong nước

Vi khuẩn có thể tồn tại ở bất cứ đâu. Ở môi trường nước, nước thải, thức ăn, thực phẩm hay đất,… Nó cũng có thể trú ngụ trên cơ thể sinh vật, động vật. Đồng thời chính là tác nhân gây ra những căn bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt là cơ thể người. Vậy, vi khuẩn là gì? Có những vi khuẩn gây hại nào có trong nước? Hãy tham khảo ngay những thông tin bổ ích dưới đây.

Vi khuẩn là gì?

Vi khuẩn là những vi sinh vật sống, những đơn bào nhỏ gọi là tế bào nhân sơ không chứa nhân và thường tìm thấy những nhóm rất lớn bởi vì chúng có thể sinh sản nhanh chóng. Có rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau và được chia thành những loại và nhóm khác nhau, mỗi một nhóm có các đặc tính rất riêng biệt. Thế nhưng đặc điểm chung của chúng là vô cùng nhỏ và chỉ có thể quan sát bằng kinh hiển vi.

Vi khuẩn là nhóm hiện diện đông đảo nhất trên thế giới. Chúng hiện diện khắp nơi trong đất, nước, chất thải phóng xạ,… thậm trong các tàu không gian vi khuẩn cũng có thể sống được.

Khi nhắc đến vi khuẩn, người ta nghĩ ngay đến loài vi sinh vật gây hại, tuy nhiên, nhiều loại vi khuẩn được sử dụng phục vụ cho một mục đích hữu ích. Chúng hỗ trợ nhiều dạng sống, cả thực vật và động vật, và chúng được sử dụng trong các quy trình công nghiệp và dược phẩm.

Vi khuẩn có mặt ở bất cứ đâu
Vi khuẩn có mặt ở bất cứ đâu

Một số vi khuẩn có hại trong nước

Có rất nhiều vi khuẩn tồn tại xung quanh chúng ta. Vi khuẩn có thể có ích hoặc có hại cho môi trường, động vật, hay kể cả cả con người. Tác hại của vi khuẩn trong vấn đề gây bệnh và truyền bệnh cực kì nguy hiểm. Một số là tác nhân gây rất nhiều bệnh nguy hiểm. Như bệnh uốn ván, sốt thương hàn, giang mai, tả, lao,… Dưới đây là một số các vi khuẩn gây bệnh có trong nước phổ biến nhất:

Vi khuẩn Samonella

Samonella hay vi khuẩn đường ruột thường phân bố rộng rãi trong môi trường sống. Đây là vi khuẩn có mặt nhiều nhất trong nước cũng như nước thải. Chúng gây nên bệnh thương hàn, phó thương hàn, viêm dạ dày ruột,… Con người bị nhiễm khuẩn đường ruột chủ yếu do các yếu tố như thực phẩm bẩn và nước uống bẩn.

Samonella chính là căn nguyên của bệnh sốt thương hàn. Một loại bệnh có thể gây chết người. Một số biểu hiện khi bị nhiễm khuẩn Samonells như sốt, buồn nôn, tiêu chảy. Thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu người bệnh không được điều trị đúng cách. Theo thông kê, trong một năm có tới khoảng 1,2 triệu trường hợp nhiễm khuẩn Samonella.

Vi khuẩn Samonella là một loại vi khuẩn đường ruột
Vi khuẩn Samonella là một loại vi khuẩn đường ruột

Shigella

Đây là một trong những khuẩn gây bệnh trong nước thải sinh hoạt. Đồng thời cũng chính là tác nhân chính của lị trực khuẩn. Loại khuẩn này gây nên những tác hại nguy hiểm như tiêu chảy tạo phân có máu. Với nguyên nhân chủ yếu là do viêm và loét niêm mạc ruột.

Shigella thường được lây truyền do sự tiếp xúc giữa người với người. Thế nhưng nó vẫn có thể lây qua nước và thực phẩm. Chính vì thế chúng ta có thể dễ dàng phòng bệnh do Shigella bằng cách rửa sạch tay, ăn chín, uống sôi.

Vibrio Chlolerae

Đây là một loại khuẩn tồn tại chủ yếu trong nước thải sinh hoạt. Khi đó, nó có thể phóng thích một loại độc tố ruột gây nên tiêu chảy (từ nhẹ đến nặng), nôn mửa. Gây mất nước nhanh và có thể dẫn đến tử vong trong một khoảng thời gian ngắn.

Bệnh này thường xuất hiện ở các nước châu Á. Với mật độ vi khuẩn có trong nước thải tới 10-104 trong 100ml nước. Loại khuẩn này có thể tồn tại lâu trong phân, đất, nước, hay thực phẩm. Trong đất ẩm, vi khuẩn có thể sống khoảng 60 ngày. Trong phân khoảng 150 ngày. Trên thực phẩm 6 – 10 ngày. Trong nước khoảng 20 ngày. Hay kể cả trên bề mặt thân thể tới 30 ngày.

Vibrio Chlolerae là một loại khuẩn tồn tại chủ yếu trong nước thải sinh hoạt
Vibrio Chlolerae là một loại khuẩn tồn tại chủ yếu trong nước thải sinh hoạt

Vi khuẩn Ecoli

Khuẩn Ecoli sinh ra độc tố gây viêm dạ dày, ruột, tiêu chảy. Đồng thời kèm theo cảm giác buồn nôn và quặn bụng. Theo đó, người bệnh dính Ecoli sẽ có những biểu hiện các bệnh về đường ruột. Như tiêu chảy, sinh độc tố trong ruột, xuất huyết ruột và xâm lấn ruột.

Loại khuẩn này thường lây qua đường thực phẩm và nguồn nước là chủ yếu. Từng có thời gian Ecoli là nguyên nhân bùng phát dịch bệnh. Những người nhập viện tới 121 người. Trong đó đã có trường hợp tử vong. Các trường hợp nhiễm khuẩn Ecoli chủ yếu do ăn rau nhiễm khuẩn không được rửa sạch. Và trường hợp uống nước bẩn, không đảm bảo.

Campylobacter

Đây là một loại vi khuẩn gây bệnh cho người cũng như những vật nuôi trong nhà. Khuẩn Campylobacter gây viêm dạ dày cấp, sốt, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy,… Đặc biệt, người bị nhiễm khuẩn Campylobacter có thể bị nhiễm thông qua rất nhiều con đường. Như thực phẩm, gia cầm, vật nuôi, động vật hoang dã, hay chính nguồn nước mà gia đình đang sử dụng.

Khuẩn Campylobacter gây viêm dạ dày cấp, sốt, buồn nôn
Khuẩn Campylobacter gây viêm dạ dày cấp, sốt, buồn nôn

Những biện pháp khử khuẩn

Thực hiện các biện pháp khử khuẩn có thể ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn. Theo đó, sử dụng máy lọc nước là một trong những cách tối ưu nhất. Để có thể loại bỏ vi khuẩn có trong nước. Máy lọc nước là một hệ thống xử lý nước nên có trong mỗi gia đình. Đây chính là giải pháp tốt nhất để bạn có thể loại bỏ các chất bẩn, vi khuẩn, vi rút, các hóa chất độc hại,… ra khỏi nguồn nước. Đảm bảo sức khỏe cho bạn và những người thân xung quanh.

Có thể bạn chưa biết?

Hiện tại, Aqualife đang cung cấp rất nhiều máy lọc nước được sản xuất tại Nga. Với tính năng và dung tích đa dạng.  Aqualife có thể đáp ứng mọi nhu cầu về nước khi sử dụng. Luôn đảm bảo rằng nước sau khi lọc của gia đình bạn sẽ có thể loại bỏ hết các cặn bẩn, các vi sinh vật, virus, kim loại nặng có trong nước. Đảm bảo nguồn nước sạch và an toàn nhất cho người sử dụng.

Máy Lọc Nước Barrier Expert Hard Chính Hãng

Máy Lọc Nước Barrier Ultra Chính Hãng

Máy Lọc Nước Barrier Ferrum Chính Hãng

Bình Lọc Nước Nano Barrier 

Để biết thêm thông tin chi tiết, các bạn có thể đến cơ sở tại số 173, ngõ 279 Đội Cấn, Hà Nội. Hoặc, bạn có thể liên hệ hotline 0962 518 778 để được gặp đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp và nhiệt tình từ Aqualife.

>> Các bài viết liên quan: